7 thói quen xấu khiến nội tạng "già đi" nhanh chóng

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì chế độ sinh hoạt phù hợp là vô cùng cần thiết. Một số thói quen dưới đây được cho là có thể làm hại đến các cơ quan nội tạng, bạn thay đổi sớm thì càng tốt cho sức khỏe.

1. Không muốn tạo gánh nặng cho tim: Đừng ăn quá no

Người ta thường nói rằng nếu bạn ăn đủ chất, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá no lại rất hại cho tim mạch.

Jiang Xinghua (bác sĩ trưởng khoa tim mạch của bệnh viện trực thuộc thứ hai Đại học Nam Xương, Trung Quốc) từng trả lời phỏng vấn trên tờ Health Times vào năm 2019 như sau: Ăn quá nhiều, đặc biệt là thức ăn giàu chất đạm và chất béo rất khó tiêu hóa, gây ra tình trạng chướng bụng, khó chịu...

bua-com-1-1477648343.jpg

Khi tiêu hóa lượng thức ăn quá tải, máu của toàn bộ cơ thể đều tập trung ở ống tiêu hóa, khiến lượng máu cung cấp cho mạch vành không đủ. Điều đó dễ gây ra những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng.

2. Không muốn thận hư: Hạn chế uống súp bồi bổ

Với người yếu bệnh hoặc cao tuổi, người thân thường hầm các nguyên liệu giàu dinh dưỡng thành súp để người bệnh ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều súp có thể gây hại cho thận.

Bác sĩ trưởng khoa Thận Yu Xueqing (công tác tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông) cho biết: Thành phần để làm ra món súp thường là gà, vịt, xương, bào ngư... đều rất giàu đạm và có hàm lượng purin tương đối lớn. Ăn nhiều purin dễ dẫn đến tăng acid uric máu, ngoài việc gây ra bệnh gút còn có thể dẫn đến tổn thương thận và tim mạch.

sup-bao-ngu.jpg

Việc thường xuyên phải xử lý nguồn dinh dưỡng khổng lồ trong súp, có thể làm tăng gánh nặng cho thận, cuối cùng khiến thận suy yếu.

3. Không muốn ung thư phổi: Đừng hút thuốc

H8-1555316081.jpg

Chuyên gia Zhi Xiuyi (bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Trấn Vũ), cho biết: Hút thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Hội nghị thường niên của Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng hút thuốc có liên quan mật thiết đến ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào vảy. Có hơn 95% ung thư phổi tế bào nhỏ có liên quan đến hút thuốc. Hơn 80% ca tử vong do ung thư phổi là do hút thuốc lá.

4. Không muốn hại gan: Đừng uống thuốc bừa bãi

Trong một cuộc phỏng vấn với Health Times vào năm 2013, Zhu Limin, bác sĩ trưởng của Trung tâm Gan mật, Tụy và Lách cho biết: Việc dùng thuốc bổ có thể làm tăng gánh nặng cho gan.

uong-thuoc-bo-mua-dich.jpg

Bác sĩ Zhu Limin giải thích rằng gan đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là giải độc cho cơ thể con người. Mặc dù các loại thuốc bổ không gây tổn thương cho gan nhưng việc tự ý dùng các loại thuốc không cần thiết mà không có lời khuyên của bác sĩ sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn, điều đó không có lợi cho sức khỏe của gan.

5. Không muốn xương dễ gãy: Uống ít đồ uống có ga

Vào tháng 4 năm 2022, Jia Shuaijun, phó trưởng khoa chỉnh hình của Bệnh viện Chữ thập đỏ tỉnh Thiểm Tây đã cảnh báo lối sống nghiện đồ uống có ga của giới trẻ. Việc tiêu thụ lượng lớn đồ uống có ga trong thời gian dài sẽ làm mất một lượng lớn canxi, gây loãng xương.

6. Không muốn làm chậm nhu động ruột: Đừng lười vận động

Vào năm 2018, Wang Wenling, bác sĩ trưởng khoa ung thư vùng bụng của Bệnh viện ung thư Quý Châu, cho biết ngày càng có nhiều người phải ngồi trước máy tính trong thời gian dài, điều này sẽ khiến cơ thể yếu đi và chậm lại, gây rối loạn nhu động ruột.

Abb.jpg

Lười vận động khiến cho các độc tố lưu lại trong ruột kết và kích thích niêm mạc ruột. Ngoài ra, nó còn gây lưu thông máu kém trong khoang bụng, xương chậu, dẫn đến suy giảm chức năng của hàng rào miễn dịch ruột, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

7. Không muốn tăng sản vú: Bớt tức giận

Zhang Yanan, bác sĩ trưởng của Trung tâm Ung thư Vú, Bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam, đã cảnh báo rằng khi phụ nữ luôn ở trong trạng thái tiêu cực như tức giận, lo lắng, hoang mang thì chức năng buồng trứng sẽ bị ức chế dẫn đến giảm progesterone, estrogen dẫn đến tình trạng tăng sản vú.

Chia sẻ