7 bệnh "viếng thăm" chị em nhiều hơn so với nam giới

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Tạp chí Huffington Post của Hoa Kỳ đã thống kê tóm tắt bảy căn bệnh "viếng thăm" chị em nhiều hơn nam giới như sau.

1. Bệnh lupus ban đỏ: Tỷ lệ mắc bệnh ban đỏ của nữ cao hơn nam giới gấp 9 lần

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính, các mô khỏe mạnh của hệ thỗng miễn dịch của cơ thể bị tấn công, dẫn đến làn da, các khớp xương và các cơ quan khác nhau bị thiệt hại. Triệu chứng bệnh này rất đa dạng, phổ biến nhất là trạng thái mệt mỏi, đau đầu, khớp, bàn chân, cẳng chân, bàn tay và đôi mắt sưng, kèm theo đó là rụng tóc.

Theo thống kê của Tổ chức Lupus Mỹ, 90% bệnh nhân lupus là phụ nữ, tức là tỷ lệ nhiễm bệnh của phụ nữ cao hơn nam giới gấp 9 lần. Nếu không chữa trị, bệnh có thể gây hậu quả sức khỏe lâu dài và tác dụng phụ đáng kể, bao gồm cả ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận.

2. Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nữ cao hơn nam gấp 5 lần

Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS) là căn bệnh không lây lan được phát hiện lần đầu tiên như là một căn bệnh thể chất vào những năm 1980. Các dấu hiệu của CFS được xem như triệu chứng bệnh như: mệt mỏi không thể cưỡng lại, cơ thể yếu ớt khiến cho người bệnh rất khó khăn trong thực hiện các công việc và hoạt động hàng ngày như thức dậy, thay quần áo, ăn uống…

Hầu hết những người mắc bệnh CFS nằm trong độ tuổi từ 20-40 và đặc biệt thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới do sức đề kháng và thể lực của người phụ nữ kém hơn nam giới. Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ cho thấy nguy cơ phụ nữ mắc bệnh này cao hơn nam giới gấp năm lần.

7 bệnh
Ảnh minh họa


3. Bệnh đa xơ cứng: Nữ cao hơn nam gấp 2-3 lần

Bệnh đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Bệnh đa xơ cứng có những giai đoạn viêm lặp đi lặp lại phá hủy màng bọc myelin, một lớp bọc ngoài sợi thần kinh, để lại nhiều vùng mô sẹo (sự hóa cứng) dọc theo lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Tình trạng này dẫn đến việc làm chậm hoặc tắc đường truyền xung nhịp thần kinh ở vùng đó.

Do đó, nó được coi là một bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thần kinh trung ương. Theo báo cáo của Hiệp hội Sclerosis, Hoa Kỳ thì khả năng mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam giới 2-3 lần. Hầu hết bệnh nhân mắc xơ cứng trong độ tuổi từ 20-40, giai đoạn cho thấy các triệu chứng đầu tiên. Mặc dù hiện tại bệnh đã có các lựa chọn điều trị giúp làm giảm các triệu chứng, nhưng chưa có cách chữa.

4. Bệnh trầm cảm: Nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam gấp hai lần

Theo thống kê của Bệnh viện Mayo (Mỹ), tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh trầm cảm gấp đôi so với nam giới. Sự khác biệt giới tính trong chức năng sinh lý có thể dẫn đến sự xuất hiện của bệnh này. Ngoài ra, biến động mức độ nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ, là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

5. Hội chứng ruột kích thích: Nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có biểu hiện như rối loạn thói quen đại tiện, chướng bụng, dễ bị dị ứng đồ ăn lạ... rất khổ sở. Theo Quỹ Quốc tế về chức năng tiêu hóa rối loạn thống kê, 65% số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích ở phụ nữ.

7 bệnh
Ảnh minh họa


6. Bệnh Celiac: Nữ mắc bệnh cao hơn nam 1,5-2 lần

Bệnh celiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác. Người bị bệnh celiac không thể ăn gluten, chất đạm tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, hoặc barley. Điều này khiến việc ăn uống trở nên vô cùng khó khăn vì gluten hiện diện trong nhiều thứ thức ăn và thuốc men.

Khi ăn gluten, hệ đề kháng tạo kháng thể hủy diệt màng ruột non và cơ thể không còn hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng, việc suy dinh dưỡng xảy ra dẫn đến thiếu máu (anemia), thiếu sinh tố cho não bộ, bắp thịt, rụng răng và loãng xương.

Căn bệnh xuất hiên phổ biến hơn trong dân số nữ (khoảng 60% đến 70% bệnh nhân được chẩn đoán là phụ nữ). Nguy hiểm là đã có bằng chứng cho rằng căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nữ.

7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mặc dù bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ nhưng  các chuyên gia sức khỏe phụ nữ của Sở Văn phòng Sở Y tế Mỹ giải thích rằng các niêm mạc âm đạo vốn nhạy cảm hơn so với da của dương vật, nên dễ bị tấn công hơn bởi vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe sinh sản thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn nam giới nhiều lần. Do đó, đây cũng là nhóm bệnh "viếng thăm" chị em nhiều hơn so với nam giới.



Để điều trị khỏi bệnh phụ khoa, trước hết chị em phải biết các triệu chứng của viêm âm đạo đã nhé!

7 bệnh

Chia sẻ