5 thủ thuật để ví tiền của bạn không bị “rò rỉ”, thoát khỏi cảnh “mua đồ xong là hối hận dâng trào”

An Du,
Chia sẻ

Đối với những người có ham muốn mua sắm cao nhưng lại không thể tự chủ được bản thân, vậy thì chỉ có một cách duy nhất đó là phải đặt họ vào tình trạng “không có tiền để tiêu”.

Thực tế có nhiều người rất muốn tiết kiệm tiền nhưng lại không thể nào tiết kiệm nổi. Thậm chí họ đã cố gắng điều chỉnh chi tiêu và làm thêm để tăng thu nhập song cuối cùng tài khoản tiết kiệm vẫn ít ỏi đến tháng thương.

5 thủ thuật để ví tiền của bạn không bị “rò rỉ”, thoát khỏi cảnh “mua đồ xong là hối hận muốn chặt tay” - Ảnh 1.

Tại sao lại như vậy? Trước khi ra khỏi nhà họ đã tự nhủ với bản thân cần phải hạn chế mua sắm để tiết kiệm tiền. Kết quả, họ vẫn không kiềm chế được ham muốn mua sắm, đứng trước một món đồ thú vị, họ sẽ tiêu đến những đồng xu cuối cùng trong ví.

Trong trường hợp này, đối với những người có ham muốn mua sắm cao nhưng lại không thể tự chủ được bản thân, vậy thì chỉ có một cách duy nhất đó là phải đặt họ vào tình trạng “không có tiền để tiêu”. Hiển nhiên rồi, khi trong ví không có tiền hoặc có rất ít, dẫu muốn thế nào bạn cũng khó mà mua được đồ.

Để rồi qua thời gian, khi đã quen với việc ít mua sắm thì ham muốn tiêu tiền cũng dần dần được khắc chế. Bạn sẽ rèn luyện cho bản thân được thói quen tiết kiệm hơn.

Sau đây là 5 thủ thuật có phần “nghiêm khắc” giúp bạn tránh khỏi “thảm cảnh” mua đồ xong là hối hận muốn “chặt tay”:

1. Bỏ ngay thẻ tín dụng

5 thủ thuật để ví tiền của bạn không bị “rò rỉ”, thoát khỏi cảnh “mua đồ xong là hối hận muốn chặt tay” - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Cầm tấm thẻ tín dụng trên tay, bạn sẽ thỏa sức mua sắm mà không lo tới việc hết tiền. Nhưng bạn có biết đó chính là con đường vô cùng ngắn dẫn đến thảm cảnh rỗng ví của bạn hay không?

Để tránh khỏi cám dỗ mua sắm một cách tốt nhất chính là bỏ ngay tất cả thẻ tín dụng. Cách làm đó chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số tiền lớn trong tương lai.

2. Thiết lập các chuyển khoản tự động

Hãy thiết lập các chuyển khoản tự động cho quỹ tiết kiệm của mình. Khi tiền lương chuyển vào tài khoản mỗi tháng, nó sẽ ngay lập tức được chuyển đến quỹ tiết kiệm của bạn trong ngân hàng với số tiền ấn định từ trước.

Đối với các khoản đầu tư nhỏ, bạn cũng có thể áp dụng phương án tương tự. Bạn nên thanh toán một lần, ngay khi có lương thì tiền sẽ tự động chuyển đi. Cách làm này giúp bạn thực hiện được mục tiêu tiết kiệm và đầu tư trước khi chi tiêu, nhờ đó mà giữ được tiền.

3. Chỉ sử dụng sổ tiết kiệm để rút tiền

Mang theo thẻ ATM ra ngoài chắc chắn làm tăng khả năng tiêu tiền của bạn. Càng dễ lấy tiền ra thì bạn sẽ càng tiêu nhiều tiền hơn.

Tốt nhất là bạn hãy cất thẻ ATM ở nhà hoặc đưa cho người thân cận giữ hộ. “Khắc nghiệt” hơn, hãy bỏ luôn cả thẻ ATM, chỉ dùng sổ tiết kiệm để rút tiền. Thời điểm việc lấy tiền ra trở nên khó khăn hơn thì bạn cũng sẽ tiêu ít tiền đi.

4. Chỉ để số tiền sinh hoạt 1 tuần trong ví

5 thủ thuật để ví tiền của bạn không bị “rò rỉ”, thoát khỏi cảnh “mua đồ xong là hối hận muốn chặt tay” - Ảnh 3.

Hãy nhớ rằng số tiền dành cho chi tiêu sẽ là số tiền còn lại sau khi đã tiết kiệm. Thậm chí phần tiền chi tiêu này cũng cần được chia nhỏ theo tuần.

Bạn chỉ nên để trong ví số tiền sinh hoạt trong 7 ngày, khi chưa hết một tuần thì chưa được đổ thêm tiền vào ví. Việc làm đó khiến bạn phân bổ tiền chi tiêu hợp lý, tránh tình trạng mới qua nửa tháng đã hết sạch tiền.

5. Tự thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu

Nếu chỉ có tiết kiệm thì sẽ rất nhàm chán và không có động lực để tiết kiệm tiền. Bạn hãy tự thưởng cho bản thân khi đạt được một mục tiêu tiết kiệm nào đó. Tất nhiên món quà tự thưởng cũng tiêu tốn quá nhiều tiền của bạn.

Ví dụ khi đạt được mục tiêu tiết kiệm 10 triệu đồng, bạn có thể tự thưởng món quà trị giá khoảng 200 đến 400 nghìn đồng. Chắc chắn sau đó bạn sẽ hào hứng và thích thú hơn với việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm.

5 thủ thuật để ví tiền của bạn không bị “rò rỉ”, thoát khỏi cảnh “mua đồ xong là hối hận muốn chặt tay” - Ảnh 4.

 

Chia sẻ