5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu

Thu Hà,
Chia sẻ

Chị em lại không mấy hiểu biết về chế độ dinh dưỡng thế nào giúp bổ máu, nên dễ gặp sai lầm trong việc bổ sung sắt cho cơ thể.

Tình trạng thiếu máu khá phổ biến ở phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu là do một lượng máu không ít bị mất đi trong kỳ kinh nguyệt. Cộng với những sai lầm trong ăn uống, chị em càng phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe.

Sai lầm 1: Rau quả không giúp bổ sung sắt

Rất nhiều người không biết rằng, ăn rau quả cũng có lợi cho việc bổ sung sắt. Bởi vì trong rau quả chứa rất nhiều vitamin C, axit citric và axit malic, các loại axit hữu cơ này có thể cùng với sắt hình thành nên hợp chất, từ đó tăng độ hòa tan sắt trong đường ruột, có lợi cho sự hấp thu sắt.

Sai lầm 2: Ăn nhiều thịt không tốt cho cơ thể

Một số chị em tin vào các những lời tuyên truyền rằng ăn thịt có hại cho sức khỏe, nên chỉ chú trọng vào cộng dụng bảo vệ sức khỏe của các thực phẩm thực vật, dẫn tới việc kiêng ăn các thực phẩm động vật giàu chất sắt.

Trên thực tế, thực phẩm động vật không chỉ giàu sắt, tỷ lệ hấp thụ của nó cũng cao hơn, lên tới 25%. Nguyên tố sắt trong thực phẩm thực vật bị can thiệp bởi phytate, oxalate trong thực phẩm, nên tỷ lệ lệ hấp thụ rất thấp, khoảng 3%. Do đó, kiêng thịt sẽ dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau và thịt nên được ăn uống cân bằng.
 
5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu 1
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị thiếu sắt gây ra thiếu máu. Ảnh minh họa

Sai lầm 3: Trứng, sữa có lợi cho những người thiếu máu

Sữa có đủ dinh dưỡng, nhưng hàm lượng sắt thấp, tỷ lệ sắt mà cơ thể hấp thụ từ sữa chỉ có 10%. Chẳng hạn như những đứa trẻ nuôi bằng sữa ngoài, nếu bố mẹ bỏ qua việc ăn thêm thực phẩm bổ sung, chúng thường có triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Trứng bổ sung sắt rất tốt, hàm lượng sắt trong trứng khá cao, nhưng tỷ lệ hấp thụ sắt chỉ là 3%, nên trứng không phải là thực phẩm tốt để bổ sung sắt. Một vài protein nào đó trong trứng có thể kiềm chế cơ thể hấp thụ chất sắt.

Gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà tỷ lệ hấp thu đạt trên 30%, thích hợp với mục đích bổ sung sắt.

Sai lầm 4: Ngừng uống sắt khi triệu chứng thiếu máu được cải thiện

Những người thiếu máu thường uống thuốc bổ máu theo chỉ thị của bác sỹ, nhưng khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện hoặc ổn định liền lập tức ngừng uống thuốc. Đây cũng là cách làm sai lầm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Phương pháp chính xác là uống thuốc sắt để điều trị bệnh thiếu máu, cho đến khi bệnh ổn định hắn, rồi lại tiếp tục uống thêm 6 – 8 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhằm bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.

Sai lầm 5: Uống cà phê và trà bao nhiêu cũng chẳng hề gì

Đối với phụ nữ, uống quá nhiều trà và cà phê, có thể gây thiếu máu. Đó là do chất polyphenol trong lá trà và nhiều axit tannic trong cà phê có thể kết hợp với sắt hình thành các loại muối khó hòa tan, ức chế sự hấp thụ sắt. Do đó, phụ nữ uống cà phê và trà nên uống vừa đủ, một ngày 1-2 cốc là đủ.
 
Đương nhiên, ngoài nhân tố dinh dưỡng, thiếu máu còn có thể do bệnh tật gây ra. Chẳng hạn như trĩ, ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, uống aspirin dài hạn. Vì vậy, thiếu máu nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
 

 
Nếu bạn thấy mình mệt mỏi hơn, yếu hơn hoặc khó thở hơn bình thường thì rất có thể bạn bị thiếu sắt, dẫn đến thiếu máu
5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu 2
Chia sẻ