5 ngành nghề cho người tự chủ cao

Ứng Hà Chi ,
Chia sẻ

Nếu bạn sở hữu trí thông minh cao thì hãy tham khảo những công việc phù hợp dưới đây.

Mỗi cá nhân đều có tính cách, trí tuệ và sở thích khác nhau. Dù bạn là người thuộc nhóm tính cách nào cũng cần tìm hiểu bản thân kỹ lưỡng để đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nhóm người thông minh phù hợp với những công việc nào thì hãy tham khảo thông tin dưới đây.

Những người có thế mạnh thông minh thường có khả năng tự nhận thức tốt. Họ nhận thức được bản thân, sở thích, kỹ năng và mục tiêu trong cuộc sống. Tất cả yếu tố này rất quan trọng khi theo đuổi sự nghiệp. Họ còn là người đa nhiệm, dễ thích nghi và linh hoạt trong nhiều lĩnh vực. Họ dễ dàng thiên biến vạn hóa khi cần đa nhiệm, sẵn sàng đối đầu với thử thách mới.

Bên cạnh đó, những người thông minh còn có những khả năng sau: Khả năng tập trung và chú ý tốt, tư duy độc lập, tính kỷ luật cao, khả năng đối phó với thất bại, sự tự tin,…

Trước những đặc điểm như vậy, dưới đây là 5 ngành nghề phù hợp với những người sở hữu trí thông minh vượt bậc. Đây đều là những công việc tiềm năng ở hiện tại và cả trong tương lai.

1. Khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh

Kinh doanh là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp thành công nhất của thế kỷ 21. Trong đó, mục tiêu khởi nghiệp là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho những người có khả năng hiểu rõ về bản thân và môi trường xung quanh. Bản chất của việc tự kinh doanh, tạo dựng một doanh nghiệp từ cấp độ cơ sở sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tự tin, trưởng thành, kỷ luật và lòng dũng cảm.

5 ngành nghề cho người tự chủ cao - Ảnh 1.

Người kinh doanh cần trí thông minh để có thể điều hành mọi việc. (Ảnh minh họa)

Tất cả những điều này là đặc điểm của một người có trí thông minh. Để đạt được thành công trong một công việc kinh doanh mới, bạn phải luôn tận tâm với sự nghiệp ngay cả trong thời gian áp lực. Ban đầu, bạn có thể xây dựng nền móng với các vị trí như: Nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng kết hợp với việc học về quản trị, nâng cao kỹ năng lãnh đạo.

2. Công nghệ sinh học

Công việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học thường được biết đến là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các viện nghiên cứu mang tính học thuật. Kết quả của những nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học cho chúng ta hiểu biết to lớn về khoa học thần kinh, di truyền học và sinh lý học. Những người làm trong lĩnh vực này cần là người thông minh, ưa khám phá, tìm tòi và cẩn thận.

Ngoài trở thành chuyên gia về sinh học, những công việc trong ngành liên quan đến quá trình sản xuất, bán hàng và quản trị đều hứa hẹn nhiều kỳ vọng, tạo ra mức thu nhập hấp dẫn.

5 ngành nghề cho người tự chủ cao - Ảnh 2.

Người làm trong lĩnh vực nghiên cứu đòi hỏi học thuật cao và sự chăm chỉ tìm tòi. (Ảnh minh họa)

3. Nhân viên kế hoạch, quản lý dự án

Các công việc yêu cầu cao về khả năng lập kế hoạch, lập lịch trình đều rất thách thức vì nó yêu cầu khả năng điều phối, đa nhiệm, làm tốt nhiều công việc và sự kiên nhẫn. Hơn thế nữa, các nghề nghiệp đó thường đòi hỏi sự nhất quán trong thời gian dài.

Những người có trí thông minh cao có thể phù hợp với các công việc này nhờ vào khả năng tập trung, chú ý và linh hoạt. Một số công việc liên quan bao gồm: Nhân viên quản lý dự án, nhân viên tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý giám đốc, thủ thư, nhân viên kế hoạch, điều hành tour.

5 ngành nghề cho người tự chủ cao - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

4. Nghề luật

Luật là một lĩnh vực tuyệt vời cho những người có trí thông minh. Đây cũng là ngành nghề được trả lương cao, có thu nhập tốt. Khi thực hiện một vụ án, bạn cần có tầm nhìn rõ ràng và khao khát mang lại công lý cho thân chủ. Cùng với đó, các kỹ năng như quan sát, phân tích, tư duy trực quan và thấu hiểu cảm xúc sẽ giúp bạn đạt cơ hội thành công cao.

Môi trường hành nghề luật sư đòi hỏi sự kiên nhẫn và điều quan trọng nhất là sự đồng cảm với thân chủ. Có nhiều vị trí, công việc khác nhau mà bạn có thể khám phá như: Luật hình sự, luật doanh nghiệp, luật dân sự, luật gia đình,…

5 ngành nghề cho người tự chủ cao - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

5. Nhân viên công tác xã hội, tình nguyện viên

Để làm việc với cộng đồng cần sự kiên trì và niềm đam mê mang lại sự thay đổi ý nghĩa, tích cực. Một nhân viên xã hội phải có khả năng hiểu các tình huống liên quan đến con người và cộng đồng. Một người sở hữu trí thông minh có khả năng làm được điều này cả về trí tuệ lẫn cảm xúc.

Công việc của nhân viên công tác xã hội, tình nguyện viên, nhân viên tại tổ chức phi chính phủ,… đôi khi có thể trở thành thách thức vì nó liên quan đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa, chính trị,… Do đó, sự đồng cảm và quyết tâm thực hiện cũng là những điều cần phải có khi làm nghề này.

Chia sẻ