5 kiểu cha mẹ có khả năng nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc: Bạn liệu có nằm trong danh sách này?

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Cách sống, cách suy nghĩ, cách giáo dục và cách đối nhân xử thế của cha mẹ đóng vai trò quyết định đến tính cách, tâm lý và hành vi của trẻ.

Hầu như những đứa trẻ ưu tú đều có những điểm chung sau: Giỏi điều chỉnh cảm xúc, biết tự kỷ luật bản thân, ít lo lắng hay trầm cảm, yêu thể thao nhưng không dùng đến bạo lực và có nhiều bạn bè với tình bạn sâu sắc.

Không có đứa trẻ nào sinh ra đã ngoan, cũng không có đứa trẻ nào sinh ra đã hư. Gốc rễ của vấn đề ẩn chứa trong giáo dục gia đình. Cách sống, cách suy nghĩ, cách giáo dục và cách đối nhân xử thế của cha mẹ đóng vai trò quyết định đến tính cách, tâm lý và hành vi của trẻ và sẽ có tác động lâu dài, sâu rộng.

5 kiểu cha mẹ có khả năng nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc, hãy xem bạn có nằm trong số đó? - Ảnh 1.

Vậy, kiểu gia đình nào có thể nuôi dạy những đứa con ưu tú? Theo các chuyên gia giáo dục, đó là những kiểu trẻ sau:

1. Cha mẹ có lời nói hay, khéo léo

Bạo hành bằng lời nói mặc dù không nhìn thấy vết thương trên thân thể, nhưng đám mây mù để lại trong lòng đứa trẻ rất có thể sẽ theo con cả đời. Nhiều đứa trẻ bị cha mẹ la mắng khi còn nhỏ, dù lớn lên thành đạt nhưng vẫn mang tâm lý mặc cảm, bất an trầm trọng, nhạy cảm và hay nghi ngờ. 

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương thức giao tiếp không thể thiếu trong gia đình, một gia đình biết ăn nói có thể mang đến cho trẻ một môi trường hòa bình và tích cực ngay từ khi còn nhỏ, để trẻ tự tin và tự do phát triển bản chất của mình.

Để giúp trẻ mở lòng khi trò chuyện và tránh mâu thuẫn, cha mẹ cần thể hiện thái độ tôn trọng, tập trung lắng nghe và cho phép trẻ bày tỏ quan điểm cá nhân.

2. Cha mẹ biết quản lý cảm xúc

Nguyên nhân chính của những cơn nóng giận là do nhiều bậc cha mẹ không thể kiểm soát và quản lý tốt cảm xúc của mình. Cha mẹ lo lắng lâu ngày thường nhạy cảm, dễ cáu gắt và mất bình tĩnh với con cái. 

Nếu người lớn trong một gia đình biết cách kiềm chế cảm xúc, để con cái lớn lên trong một môi trường tích cực và tràn đầy sức sống thì đứa trẻ sau này cũng biết quản lý cảm xúc, quan hệ với người khác sẽ hài hòa. Khi đối mặt với một vấn đề, trẻ biết suy nghĩ theo lý trí thay vì để cảm xúc dẫn dắt mình.

3. Cha mẹ biết cách "buông"

Nhiều cha mẹ quan tâm đến mọi thứ, mong muốn có thể được sắp xếp cuộc sống con cái, thậm chí cả trường đại học và chuyên ngành. Họ như những chiếc trực thăng bay lượn trên đầu con, luôn theo dõi nhất cử nhất động, sẵn sàng bám sát để tháo gỡ các chướng ngại vật cho con vì sợ con mắc sai lầm. 

Nên nhớ, hoa trong nhà kính không chịu được mưa gió, trẻ càng sớm tự lập thì càng dễ trở thành những cá nhân độc lập, càng có khả năng chống chọi với sóng gió cuộc đời. 

4. Cha mẹ có thói quen đọc sách tốt

Sách là người bạn nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Chính vì vậy, để con phát triển toàn diện, cha mẹ phải xây dựng cho con thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ, tham gia đọc sách cùng con, giúp con hình thành thói quen và đam mê với việc đọc. 

Bạn không thể mong ước con mình thích đọc nếu bạn không phải là một người thích sách. Nếu chưa đọc sách thì hãy là một phụ huynh đọc sách để làm gương cho con. Cha mẹ không nên biến việc đọc sách trở thành áp lực mà hãy truyền cảm hứng đọc cho con, hãy tạo cho con không gian vui vẻ, thoải mái.

5. Cha mẹ hòa thuận

Từng có một cuộc khảo sát với 70 cháu nghiện ma túy ở Trại Giáo dưỡng về nguồn gốc gia đình cho thấy: 10 gia đình bố mẹ ly hôn, 6 gia đình bố mẹ ly thân, 10 gia đình bố mẹ bất hòa, 6 gia đình bố mẹ có hành vi phạm pháp, 16 gia đình bố mẹ nghiện ma túy, 16 gia đình bố hoặc mẹ qua đời. Đặc biệt, có 6 gia đình làm ăn kinh tế phát đạt, giàu có nhưng do chăm lo làm kinh tế hơn chăm lo con cái, nên các cháu đã đi vào con đường nghiện hút.

Sự hòa thuận của mối quan hệ vợ chồng là yếu tố tiên quyết để làm nên hạnh phúc không chỉ cho hai người mà còn cho tất cả thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với những đứa trẻ. Khi được chồng quan tâm, người vợ sẽ hạnh phúc, không khí gia đình cũng ấm áp tươi vui. Khi vợ tôn trọng chồng, chồng sẽ tự dưng vững chãi, gánh vác gia đình, là tấm gương cho con cái. 

Ngược lại, người chồng coi thường vợ, thì tiếng nói của người vợ trong nhà vô giá trị, vai trò dạy con của mẹ sẽ không còn ý nghĩa. Trẻ ngẫu nhiên coi thường mẹ, bỏ qua những lời dạy dỗ của mẹ, thậm chí cãi láo. Theo thời gian, đứa trẻ chẳng chịu nghe ai.

Chia sẻ