4 thói quen của bà bầu khiến nước ối có vấn đề, ảnh hưởng cả mẹ lẫn thai nhi Hà Vũ, Theo Pháp luật và bạn đọc Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Kể từ khi mang thai, nước ối là môi trường để thai nhi tồn tại, nếu chất lượng nước ối khi mang thai cao thì thai nhi sẽ "sống" thoải mái hơn, mẹ bầu cũng cảm thấy an tâm hơn. Phân biệt rò rỉ nước ối và són tiểu, mẹ bầu cần nắm rõ để đảm bảo sức khỏe thai nhi Thừa hay thiếu nước ối – Hai hiện tượng có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi Nước ối được hình thành như thế nào?Khi vừa mới mang thai, sau khi huyết tương của mẹ bầu đi vào khoang ối của phôi thai, dịch rỉ ra sẽ tạo thành một phần của nước ối. Khi thai nhi lớn lên và phát triển, thai nhi cũng đi tiểu trong bụng mẹ, nước tiểu được bài tiết ra ngoài cũng tạo thành nước ối. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thành phần chính của nước ối là nước tiểu của thai nhi, thai nhi sẽ nuốt nước ối sau đó đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.Quá trình sản xuất và hấp thụ nước ối bình thường là một quá trình cân bằng động (Ảnh minh họa).Đồng thời, dây rốn có chức năng hút nước ối, thai nhi cũng có khả năng điều tiết nhất định, đây là những yếu tố quan trọng để duy trì sự cân bằng tương đối của nước ối. Vì vậy, quá trình sản xuất và hấp thụ nước ối bình thường là một quá trình cân bằng động. Nếu nước ối quá nhiều hoặc quá ít đều mang lại những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.Đừng tùy tiện phán xét những người mẹ, bởi vì...Đọc ngay Vai trò của nước ối đối với thai nhi như thế nào?Nước ối cấu tạo nên môi trường xung quanh của thai nhi, có thể đệm chịu áp lực hoặc tác động từ bên ngoài vào trong bụng, do đó khi mẹ bị tác động từ bên ngoài, nước ối có thể bảo vệ thai nhi khỏi những tổn thương trực tiếp. Nước ối còn là không gian hoạt động trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi, đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường. Ngoài ra, trong nước ối còn có một lượng chất kháng khuẩn nhất định, có thể làm giảm khả năng nhiễm trùng trong tử cung của thai nhi.Trong những trường hợp bình thường, nước ối không màu, trong suốt và có tính kiềm. Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, khi thai nhi lớn lên và phát triển, việc bài tiết phân su của thai nhi tăng lên, khi thải vào nước ối sẽ khiến màu sắc của nước ối thay đổi, có thể tạo thành nhiều mức độ khác nhau như xanh nhạt, vàng xanh, xanh đậm, vàng nâu. Màu sắc khác nhau của nước ối thể hiện tình trạng sức khỏe khác nhau của thai nhi, do đó, trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ. 4 thói quen của bà bầu khiến chất lượng nước ối suy giảm1. Ăn quá nhiều đườngỞ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có khoảng 20% khả năng bị đa ối (Ảnh minh họa).Những thói quen ăn uống không tốt như ăn quá nhiều đường không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước ối mà còn gây ra các bệnh răng miệng cho mẹ bầu. Ở những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, có khoảng 20% khả năng bị đa ối. Do mẹ bầu ăn quá nhiều đường khiến lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tăng lượng nước tiểu của chính mình, đồng thời lượng nước tiểu của thai nhi cũng tăng lên dẫn đến thừa nước ối và ảnh hưởng đến chất lượng nước ối, có thể dẫn đến sinh non và ảnh hưởng đến dây rốn.Vì vậy, cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống khi mang thai, không nên ăn uống theo sở thích, tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn có vị cay nồng sẽ ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của cơ thể và gây ra tình trạng thừa nước ối. Đặc biệt mẹ bị tiểu đường thai kỳ càng nên chú ý đến chế độ ăn ít muối, ít ngọt và quan sát kỹ sự thay đổi của lượng nước ối.2. Uống quá ít nước và ăn quá nhiều muốiThói quen này thường gây ra tình trạng thiểu ối, rất nguy hiểm. Một số mẹ bầu có khẩu vị mặn hơn thì sau khi mang thai vẫn duy trì những món ăn quá nhiều muối sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp khi mang thai, chức năng nhau thai kém, thậm chí là thiểu ối. - Nếu có quá ít nước ối trong tam cá nguyệt đầu tiên, màng ối có thể dính vào thai nhi, gây dị dạng khuôn mặt hoặc tư thế tay chân không đúng.Nhìn theo ngón tay của bác sĩ khi siêu âm thai, bà mẹ sốc đến mức bật khóc, còn ông bố suýt ngất ngay tại chỗĐọc ngay - Nếu quá ít nước ối khi mang thai, nước ối sẽ không có tác dụng đệm hiệu quả nên áp lực tử cung sẽ tác động trực tiếp lên thai nhi, gây ra các dị tật hoặc tổn thương tương ứng. - Nếu có quá ít nước ối trong tam cá nguyệt thứ 3, nước ối dễ bị đục, nhớt, thậm chí có màu xanh đậm. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý đến lượng nước uống trong thai kỳ để tránh tình trạng mất nước trong cơ thể. Đồng thời, chế độ ăn uống nhạt để có thể giúp chất lượng nước ối tốt, tốt cho bản thân và thai nhi.3. Làm việc quá sức, thay đổi cảm xúcNhư đã nói trước đó, nước ối bình thường không màu, trong suốt và bước sang tam cá nguyệt thứ 3, khi lượng phân su tăng lên, chất béo thai nhi rơi ra và đi vào nước ối nên nước ối sẽ dần đổi màu. Đồng thời, mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có tâm lý lo lắng, cùng với gánh nặng về thể chất, họ sẽ tỏ ra mệt mỏi. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, nếu mẹ bầu làm việc quá sức và cảm xúc dao động có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy trong tử cung, khi thiếu oxy trong tử cung trầm trọng sẽ không kiểm soát được việc bài tiết qua đường hậu môn, thai nhi sẽ làm ô nhiễm nước ối. Trong trường hợp này, hãy đi khám kịp thời.Nếu mẹ bầu không chú ý vệ sinh cá nhân khi mang thai, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng cao (Ảnh minh họa)Mẹ bầu không nên tự tạo áp lực cho mình, khi tâm trạng không vui có thể tìm người để giao lưu, hoặc đi mua sắm, đi dạo để giải tỏa cảm xúc không tốt kịp thời. Trong tam cá nguyệt thứ ba, hãy làm ít việc nhà hơn. 4. Không chú ý vệ sinh cá nhân khi mang thaiNếu mẹ bầu không chú ý vệ sinh cá nhân khi mang thai, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng cao và khoang ối cũng bị nhiễm trùng. Vì nước ối nằm trong khoang ối nên nước ối cũng sẽ bị nhiễm khuẩn, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nước ối. Mọi cử động của mẹ bầu bao gồm thói quen ăn uống, thay đổi tâm trạng, thói quen vệ sinh… đều có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý duy trì thói quen sinh hoạt tốt, duy trì thói quen ngủ tốt, khám thai định kỳ.Nguồn Sohu Theo Pháp luật và bạn đọc Copy linkLink bài gốc Lấy linkhttp://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ Thai nhi uống nước ối trong bụng mẹ liệu có phải do đói? Câu trả lời khiến các mẹ vô cùng bất ngờ Chia sẻ Thích Nước ốiNước ối ítNhiễm trùng nước ốiNước ối nhiềuRắc rối khi mang thai40 tuần thai kỳMang thaiSinh nonTam cá nguyệt thứ 3