4 lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh để tránh lây nhiễm chéo

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sao cho hợp lý là điều rất quan trọng vì nếu để một cách lộn xộn có thể gây nên lây nhiễm chéo từ chính các thực phẩm với nhau.

Dưới đây là cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh theo từng nhóm thực phẩm riêng biệt mà các bà nội trợ cần nhớ.

1. Nhóm thực phẩm sống

Các loại  đồ sống như thịt sống, cá sống… có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn nguy hiểm. Do đó, trước khi đưa vào tủ lạnh bảo quản cần phải được đóng gói, đựng trong hộp kín và để tách biệt với thực phẩm chín để tránh trường hợp vi khuẩn lan sang thực phẩm khác gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, nên tránh để gần rau sống, các loại đồ uống không lẫn vào nhau.

Vì thế, khi gói lại thịt để cất vào ngăn đá, hãy cắt nhãn từ gói thịt và dán ra bên ngoài gói thịt mới để bạn biết được các thông tin về miếng thịt: thời gian mua hàng cũng như trọng lượng của nó. 

Với các loại thịt cá chúng ta nên đóng từng gói riêng vừa đủ dùng bảo quản riêng để thuận tiện việc rã đông và chế biến.

bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

2. Nhóm đồ uống

Hầu hết, các gia đình việt  nào cũng cất trữ sữa, nước ngọt… trong tủ lạnh. Tuy nhiên việc bảo quản các loại đồ uống này cần phải có cẩn thận để tránh các thực phẩm khác có thể lẫn vào. Vì thế, khi bảo quản sữa tươi, bạn nên để ra ngăn riêng biệt không đụng chạm với các loại thực phẩm khác. Nên dùng các loại chai nhựa có nắp sử dụng chứa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn.

Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất vì như thế sễ rất dễ làm hỏng sữa. Thay vào đó, hãy đựng vào bát và đậy chặt miệng bát bằng màng bọc nilong. Những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.

3. Nhóm rau xanh

Các loại rau sống có nhiều khả năng nhiễm khuẩn E.Coli từ đất trồng rau. Nếu không được bảo quản riêng chúng cũng có thể nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.

Bảo quản hoa quả và rau ở ngăn riêng biệt và trữ theo cùng loại như: táo với táo, cà rốt với cà rốt... Trái cây và rau quả phả các khí gas khác nhau vì thế nếu để chung loại này có thể khiến loại kia nhanh hỏng hơn. Vì thế không nên để chung rau với các loại hoa quả

Trước khi cho rau, củ quả vào tủ lạnh, hãy rửa sạch và để ráo hẳn nước vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn.

Phần lớn các sản phẩm tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho các loại rau hay hoa quả vào các túi nylon để ngăn chặn sự bay hơi nước, đặc biệt là đối với các loại rau có lá màu xanh đậm và những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.

1
Thực phẩm cũng cần bảo quản những cách riêng trong tủ lạnh (ảnh minh họa)
 
4. Nhóm thức ăn thực phẩm thừa

Đồ ăn thừa khi bảo quản trong tủ lạnh nếu không được đậy kín thức ăn sẽ không giữ được hương vị mà còn dễ biến chất, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, nên nhớ cần đậy kín đồ ăn mỗi khi cho vào tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên cho chúng vào hộp nhựa có nắp đậy. Bạn cũng có thể dùng màng bọc ngăn khí trong tủ bám vào thức ăn hạn chế thức ăn biến chất. Đặc biệt khi bảo quản các loại thức ăn không được chung với nhau nhiều nhà có thói quen dồn thức ăn, nhưng nếu làm như thế thức ăn nhanh bị hư hỏng.

Vì thế thức ăn thừa cũng phải được phải bọc kín bằng màng bọc hoặc cho vào hộp có nắp đậy để tránh vi khuẩn xâm nhập và tránh việc thực phẩm bị khô, hỏng. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ nên bảo quản trong vòng 2 tiếng sau khi nấu.

Tuy nhiên khi lựa chọn những dụng cụ bảo quản các loại thức ăn thừa không nên dùng các loại đồ  nhựa rẻ tiền không có chất lượng kiểm định để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Chia sẻ