3 ngành nghề dành cho người yêu thích mạng xã hội

Ứng Hà Chi ,
Chia sẻ

Hãy biến mạng xã hội thành môi trường làm việc chuyên nghiệp, không chỉ dừng lại là nơi giải trí.

Hiện nay, nhiều nền tảng mạng xã hội phát triển như: Facebook, Instagram, TikTok, Zalo,… và cuốn con người vào guồng quay của nó. Có nhiều người không kiểm soát được thời gian, bị mạng xã hội chi phối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc. Không ít người tự nhận bản thân bị "nghiện" mạng xã hội. Thời gian truy cập mạng xã hội của họ có thể lên đến 5 - 6 tiếng/ngày chỉ để phục vụ mục đích giải trí như: Nghe nhạc, xem phim, đọc tin, trò chuyện với bạn bè,…

Nếu đã yêu thích dùng mạng xã hội như vậy, tại sao bạn không thử chọn một công việc liên quan đến nó. Như vậy, bạn vừa được giải trí, vừa tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Bạn có thể tham khảo những công việc dành cho người "nghiện" sử dụng mạng xã hội dưới đây. Đây đều là ngành nghề hot, được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn.

1. Nhân viên Content marketing

Content marketing (tiếp thị nội dung) là một cách tiếp thị tập trung vào việc tạo dựng và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp đến khách hàng. Thông qua hình thức này, người dùng sẽ nhận được lợi ích từ đó và muốn mua sản phẩm, dịch vụ để trải nghiệm.

Là người làm content marketing, bạn không chỉ dừng lại ở việc xây dựng nội dung mà còn phải đảm nhiệm nhiều việc khác nhau. Chẳng hạn như: Chịu trách nhiệm sản xuất nội dung và quản lý các trang mạng xã hội của công ty (Facebook, Instagram, TikTok,…); xây dựng kế hoạch nội dung của các kênh truyền thông (website, email, seeding,…); viết bài PR cho sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu,…

3 ngành nghề dành cho người "nghiện" mạng xã hội - Ảnh 1.

Làm nghề content marketing giúp bạn thỏa sức "đắm chìm" trong các nền tảng mảng xã hội. (Ảnh minh họa)

Vai trò của người làm content marketing đối với công ty/doanh nghiệp là: Định hình thương hiệu; tăng lượng tương tác, truy cập; tiết kiệm chi phí quảng cáo; tăng doanh thu. Các loại content marketing gồm: Video, blogs, ebook, email,…

Nhân viên content marketing cần các kỹ năng sau: Kỹ năng nghiên cứu, khai thác thông tin; kỹ năng chọn lọc chủ đề; giao tiếp và viết lách tốt; kỹ năng SEO; kỹ năng quản lý. Thu nhập của vị trí công việc này dao động từ 7 - 18 triệu đồng/tháng.

2. Coppywriter

Coppywriter là người viết những nội dung với mục đích quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Công việc của coppywriter bao gồm từ việc tạo ra nội dung sáng tạo, văn bản, khẩu hiệu, hình ảnh, video,… nhằm mục đích cuối cùng là tăng nhận thức về thương hiệu, xây dựng truyền thông cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng hay tăng lợi nhuận bán hàng.

Là một coppywriter, bạn không chỉ đơn thuần là người viết bài mà còn phải nghiên cứu tận tâm, một người biên tập chi tiết. Do đó, bạn cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết như:

- Kỹ năng viết tốt để biến hóa đa dạng các kiểu bài khác nhau, từ đó đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất.

- Tư duy tốt và có tính sáng tạo cao để đưa ra những ý tưởng đột phá, giúp bài viết không bị nhàm chán.

- Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng giúp coppywriter nhìn nhận được những nhu cầu, sở thích của khách hàng để sản xuất bài viết một cách tốt nhất hay nắm bắt được xu hướng hiện tại của thị trường.

- Kỹ năng giao tiếp để xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác khác.

- Tinh thần cầu tiến và chấp nhận sửa đổi. Khi bạn hoàn thành một bài viết, chắc chắn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và bạn có thể phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Vì vậy, khả năng lắng nghe và sửa đổi rất quan trọng đối với nghề copywriter.

3 ngành nghề dành cho người "nghiện" mạng xã hội - Ảnh 2.

Nếu yêu thích viết lách trên nền tảng mạng xã hội, bạn có thể trở thành coppywriter. (Ảnh minh họa)

Coppywriter thường làm việc tại các công ty quảng cáo hoặc có thể làm trong bất kỳ một công ty thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Với công ty quảng cáo, họ sẽ phải làm việc cho nhiều công ty khác nhau dựa vào yêu cầu của khách hàng.

Đối với copywriter của một công ty nhất định, họ sẽ tập trung vào việc xây dựng ý tưởng, chiến lược, thiết kế phục vụ cho hoạt động truyền thông. Và với sự đảm nhiệm ở nhiều mảng như thế, copywriter thường được nhận mức lương khá hấp dẫn, dao động từ 10 - 18 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên còn tùy vào quy mô công ty và năng lực của bạn.

3. Tư vấn viên

Tư vấn viên là nghề cần có tính linh hoạt cao trong công việc, luôn tạo ra những cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong nghề không chỉ với đồng nghiệp mà với khách hàng, những người có nhu cầu lắng nghe. Bên cạnh việc gặp gỡ để chia sẻ trực tiếp, công việc đòi hỏi bạn phải dùng các nền tảng mạng xã hội 24/7 để sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Công việc cụ thể của tư vấn viên là: Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm và dịch vụ công ty; chủ động tìm kiếm khách hàng và phát triển bán hàng thông qua triển khai các kênh marketing, cộng tác viên và các mối quan hệ khác; xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng.

3 ngành nghề dành cho người "nghiện" mạng xã hội - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Thu nhập của một tư vấn viên dao động từ 8 - 15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc và quy mô công ty và khối lượng công việc. Để trở thành một tư vấn viên xuất sắc, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Có tính cách, tư duy cởi mở và khả năng tiếp thu nhanh, tiếp thu nhiều nguồn kiến thức khác nhau.

- Có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục tốt.

- Xây dựng được mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

- Là người có kiến thức chuyên môn và lựa chọn đúng lĩnh vực tư vấn, có trách nhiệm trong nội dung.

- Luôn cập nhật liên tục mọi sự thay đổi của xã hội về tất cả các lĩnh vực.

Chia sẻ