3 bộ phận trong con cá tuy ngon nhưng dễ gây bệnh, người bán chẳng dám ăn nhiều

Minh Võ,
Chia sẻ

Những bộ phận này được nhiều người thích ăn vì ngon miệng, thế nhưng chúng lại chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe, cần hạn chế ăn.

Cá là loại thực phẩm không thể thiếu trên mâm cơm gia đình, vừa ngon miệng lại có giá trị dinh dưỡng cao, hợp với khẩu vị nhiều người. Ăn cá thường xuyên có tác dụng nâng cao thị lực, cải thiện trí nhớ và cung cấp hàng trăm dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, mỡ cá chẳng những không gây béo mà còn cung cấp omega3, giúp tăng cường não bộ và chống hình thành cholesterol xấu.

3 bộ phận "đại bẩn" trong con cá, tuy ngon nhưng dễ gây bệnh, là khoái khẩu của người mua còn người bán chẳng dám ăn nhiều - Ảnh 1.

Ăn cá tốt cho sức khỏe, các bà nội trợ nên mua nhiều cho gia đình tẩm bổ.

Chính vì những nguyên do này mà cá dần trở thành "ưu tiên một" khi đi chợ của nhiều người. Thậm chí mua về thì phải ăn sạch sẽ không thừa chút nào để tận dụng tối đa lợi ích. Tuy nhiên không phải bộ phận nào của cá cũng ăn được, bởi có một số phần chứa rất nhiều vi khuẩn và độc tố, ăn vào rất dễ mắc bệnh. Sau đây là những bộ phận của cá không nên ăn:

3 bộ phận "đại bẩn" trong con cá, cần hạn chế ăn kẻo sinh bệnh

1. Đầu cá

Rất nhiều người thích ăn đầu cá vì chúng có hương vị bùi, béo hơn hẳn phần thịt. Chưa kể một số người còn cho rằng "ăn gì bổ nấy" nên lại cố gắng ăn đầu cá nhiều hơn. Nhưng đáng tiếc rằng, bộ phận này lại được các chuyên gia cảnh báo là chứa nhiều độc tố và vi sinh vật độc hại.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những loại cá càng to, sống càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong đầu càng cao. Hàm lượng thủy ngân trong đầu cá được xếp đầu tiên trong số các bộ phận khác. Ngoài ra, những loại cá sống ở những vùng nước bị ô nhiễm thì phần đầu lại càng dễ bị nhiễm độc tố, ăn quá nhiều sẽ tích tụ lại trong người và sinh bệnh lúc nào không hay.

3 bộ phận "đại bẩn" trong con cá, tuy ngon nhưng dễ gây bệnh, là khoái khẩu của người mua còn người bán chẳng dám ăn nhiều - Ảnh 2.

Đầu cá là nơi tập trung nhiều độc tố, có thèm cũng đừng ăn nhiều.

2. Mật cá

Các bà nội trợ khi chế biến cá cần nhớ, tuyệt đối phải bỏ đi mật cá vì bộ phận này chứa rất nhiều các chất độc hại, chẳng hạn như axit cholic và axit hydrocyanic. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), tiêu thụ mật cá là nguyên nhân dẫn đến suy thận và tổn thương gan cấp tính, tốt nhất đừng ăn.

Bên cạnh đó, ăn mật cá sai cách rất dễ bị trúng độc và gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu nhẹ hơn thì cũng sốc nhiễm khuẩn và chảy máu cấp. Độc tố trong mật cá được xác định là cyprinol sulfat – một loại axit mật C27, khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và hệ thống máu.

3 bộ phận "đại bẩn" trong con cá, tuy ngon nhưng dễ gây bệnh, là khoái khẩu của người mua còn người bán chẳng dám ăn nhiều - Ảnh 3.

Khi sơ chế cá cần rửa sạch bụng và vứt túi mật kẻo ảnh hưởng sức khỏe.

Độc tố trong mật cá chỉ có trong mật, gan và tụy của cá. Chúng cũng rất bền dưới nhiệt độ cao, khiến người ăn vẫn có thể bị ngộ độc dù đã được nấu chín hoàn toàn. Khi mua cần chọn con cá nào không bị dập mật kẻo độc tố thấm vào thớ thịt, nếu lỡ bị vỡ thì phải rửa nhiều lần cho sạch hoặc cắt bỏ phần bị dính mật.

3. Phần bụng cá có lớp màng đen 

Lớp màng đen trong bụng cá thực chất là phúc mạc của cá, đóng vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Theo khoa học, lớp màng này là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố nên mới có màu đen, khi ăn có vị hơi béo nên nhiều gia đình vẫn ăn bình thường mà không chế biến quá nhiều.

Thế nhưng các chuyên gia khẳng định rằng, bản thân bộ phận này chứa hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng cũng không có nên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Chưa kể đây cũng là vị trí chất bẩn, bùn lầy tích tụ lại trong quá trình cá ăn uống, khi chúng ta ăn vào sẽ rất độc hại. Khi sơ chế tốt nhất nên cạo sạch vứt đi chứ đừng tiếc rẻ.

3 bộ phận "đại bẩn" trong con cá, tuy ngon nhưng dễ gây bệnh, là khoái khẩu của người mua còn người bán chẳng dám ăn nhiều - Ảnh 4.

Lớp màng đen này không có giá trị dinh dưỡng, tốt nhất đừng ăn.

Những điều cần tránh khi chế biến cá kẻo ăn vào thêm bệnh

Cá là một trong những thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, có khả năng giúp phát triển trí não. Tuy vậy, loại thực phẩm này không dễ chế biến như nhiều người vẫn nghĩ, cần phải lưu ý một vài điều để sơ chế an toàn và hợp vệ sinh:

- Cần rửa tay trước và sau khi chế biến cá, điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.

- Các bước sơ chế cá bao gồm: Cạo vảy, rạch dưới bụng và bỏ mang. Nên vứt hết nội tạng đi vì ăn vào không tốt.

- Tránh làm vỡ mật cá khi sơ chế vì những tác hại như đã nói ở trên.

- Khi bảo quản, nên cắt con cá lớn thành từng lát nhỏ, bọc lại trong màng bọc thực phẩm và đặt trong hộp, sau đó trữ đông để ăn dần là tốt nhất.

- Khi rã đông không được ngâm trong nước vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nên để cá xuống ngăn mát cho rã đông từ từ rồi nấu.

Theo NCBI, Inf

banner Hay Quan Tam.jpeg
Chia sẻ