132 ngôi làng ở Ấn Độ bị điều tra vì 3 tháng liền không sinh con gái

JJJ,
Chia sẻ

216 đứa bé từ 132 ngôi làng sinh ra trong thời gian gần đây đều là con trai, khiến nhà chức trách lo ngại vấn đề phá thai chọn lọc giới tính.

Chính quyền bang Uttrakhand, miền bắc Ấn Độ, đã mở một cuộc điều tra sau khi nhận được báo cáo về 216 đứa trẻ sinh ra trong 3 tháng từ 132 ngôi làng ở huyện Uttarkashi - tất cả trong số đó đều là con trai.

Một nhóm gồm 25 quan chức đã được tập hợp để tìm hiểu về nghi vấn phá thai chọn lọc giới tính. Đây là hành vi tàn nhẫn và phổ biến tại Ấn Độ dù đã bị cấm từ năm 1994.

"Chúng tôi đã xác định được các khu vực có số lượng sinh con gái bằng 0 hoặc chỉ dừng lại ở một con số", Ashish Chauhan, thẩm phán huyện Uttarkashi cho biết vào ngày 24/7.

Từ lâu, trọng nam khinh nữ đã trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Ấn Độ. Thậm chí, nhiều bé gái sơ sinh đã bị đầu độc, bóp cổ, dìm xuống nước hoặc bị bỏ mặc đến chết.

pict_large

Trong khi ở hầu hết các quốc gia khác, gia đình nhà trai phải mang sính lễ đến rước cô dâu thì chuyện ngược đời lại diễn ra ở Ấn Độ: Các cô gái phải tự xoay sở kiếm tiền hồi môn làm đám cưới, trong khi nam giới được coi là "tài sản" của họ tộc

Một cuộc điều tra dân số vào năm 2011 cho thấy: Tỷ lệ chênh lệch giới tính ở Ấn Độ là 943 bé gái trên 1000 bé trai. Thế nhưng, giờ còn nghiêm trọng hơn ở mức 896 bé gái/1000 bé trai.

Theo Liên Hiệp Quốc, từ năm 2014, tỷ lệ bé gái ở Ấn Độ đã giảm xuống mức báo động. Đây được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến các vụ hãm hiếp, tấn công tình dục tăng lên chóng mặt ở Ấn Độ.

Trong khi ở hầu hết các quốc gia khác, gia đình nhà trai phải mang sính lễ đến rước cô dâu thì chuyện ngược đời lại diễn ra ở Ấn Độ: Các cô gái phải tự xoay sở kiếm tiền hồi môn làm đám cưới, trong khi nam giới được coi là "tài sản" của họ tộc. Trên thực tế, nhiều gia đình ở Ấn Độ thú nhận họ sẵn sàng phá thai nếu biết đó là con gái, bao giờ có con trai mới thôi.

Tư tưởng sai lạc của một bộ phận không nhỏ người dân Ấn Độ đã gây nên "khủng hoảng cô dâu" ở các bang miền bắc như Punjab và Haryana. Thậm chí, nhiều gia đình nông thôn đã tìm kiếm cô dâu từ các quốc gia nghèo đói khác nhưng vẫn giữ nguyên tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Seema Mustafa, quan chức thuộc Trung tâm phân tích chính sách ở New Delhi ngậm ngùi cho biết tình trạng này là: "Bản năng nguyên thủy mà pháp luật chưa thể thay đổi".

Theo Telegraph

Chia sẻ