12 dấu hiệu xuất hiện trước 1 tháng có thể cảnh báo cơn đau tim diễn ra ở phụ nữ

TT,
Chia sẻ

Một cuộc khảo sát được công bố trên tạp chí Circulation đã xác định một loạt các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm xuất hiện khoảng 1 tháng trước khi cơn đau tim diễn ra.

Trong cuộc khảo sát với hơn 500 phụ nữ sống sót sau cơn đau tim, 95% trong số họ cho biết họ nhận thấy rằng có điều gì đó không ổn trong 1 tháng hoặc sớm hơn trước khi lên cơn đau tim.

Hai dấu hiệu cảnh báo sớm phổ biến nhất là mệt mỏi (xuất hiện ở 71% người tham gia) và giấc ngủ bị xáo trộn (ở 48% người tham gia). Ví dụ, một số phụ nữ cho biết họ mệt mỏi đến mức dọn dẹp giường ngủ của mình cũng thấy mất sức.

Đau ngực, một dấu hiệu cảnh báo sớm phổ biến về bệnh tim ở nam giới, cũng nằm trong danh sách những triệu chứng gặp phải ở phụ nữ. Những người tham gia mô tả cảm giác này giống như là áp lực, đau nhức hoặc tức ngực. Ngay cả khi các cơn đau tim của họ đang diễn ra, chỉ có khoảng 1/3 số phụ nữ trong nghiên cứu này trải qua triệu chứng đau ngực kinh khủng.

Thay vào đó, các triệu chứng như khó thở, yếu đuối và mệt mỏi, mồ hôi đầm đìa, chóng mặt và buồn nôn đứng đầu danh sách và nhiều người gặp phải nhất.

12 dấu hiêu cảnh báo có thể xuất hiện 1 tháng trước khi người phụ nữ lên cơn đau tim - Ảnh 1.

Nghiên cứu cũng đúc kết được 12 triệu chứng hàng đầu mà người phụ nữ có thể gặp phải trước khi lên cơn đau tim khoảng 1 tháng, bao gồm:

- Mệt mỏi bất thường

- Rối loạn giấc ngủ

- Khó thở

- Vấn đề về tiêu hóa

- Lo lắng

- Tim đập nhanh

- Cánh tay yếu, nặng tay

- Những thay đổi trong suy nghĩ hoặc trí nhớ

- Thay đổi tầm nhìn

- Chán ăn

- Tay/cánh tay ngứa ran

- Khó thở vào ban đêm

Điều này có nghĩa là gì? Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số phụ nữ có thể nhận được cảnh báo sớm về một cơn đau tim sắp xảy ra qua các triệu chứng như mệt mỏi quá mức, giấc ngủ bị xáo trộn hoặc khó thở... Bởi vậy, hãy chú ý đến những triệu chứng này để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhờ đó có thể ngăn chặn cơn đau tim hiệu quả.

12 dấu hiêu cảnh báo có thể xuất hiện 1 tháng trước khi người phụ nữ lên cơn đau tim - Ảnh 2.

Tổ chức Tim mạch Anh (BHF) cho biết, các triệu chứng đau tim ở nam giới và phụ nữ thường giống nhau. Một số nam giới cũng có tín hiệu cảnh báo sớm, đau ngực là dấu hiệu phổ biến nhất. Trong khi đó, các triệu chứng cảnh báo sớm cơn đau tim thường không rõ ràng ở phụ nữ.

Theo Tổ chức Y tế Anh, nếu bạn bị đau tim, điều quan trọng là bạn phải nghỉ ngơi trong khi chờ xe cứu thương, tránh căng thẳng không cần thiết cho tim.

Ngủ trưa có thể làm giảm 48% nguy cơ đau tim và đột quỵ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các biến cố tim mạch như đau tim và đột quỵ được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế luôn đưa ra lời khuyên rằng mọi người cần chăm sóc sức khỏe tốt hơn để phòng ngừa những căn bệnh này.

Bác sĩ Michael Mosley (ở Anh), gợi ý rằng ngủ một chút vào buổi trưa có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ tới 48%. Nó không thể dễ dàng hơn vì tất cả những gì bạn cần làm là ngủ.

Bác sĩ Michael Mosley là một người dẫn chương trình khoa học, nhà báo và nhà sản xuất điều hành. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất quốc tế The Clever Guts Diet, The Fast Diet, Fast Exercise và The 8-Week Blood Sugar Diet.

"Mặc dù việc đảm bảo bạn ngủ đủ giấc vào ban đêm vẫn rất quan trọng, nhưng một giấc ngủ ngắn buổi trưa cũng có thể làm "những điều tuyệt vời cho tâm trí và cơ thể của bạn". Ngủ trưa không chỉ có thể thúc đẩy tâm trạng hạnh phúc mà các nghiên cứu lớn còn chỉ ra mối liên hệ giữa ngủ trưa thường xuyên và sức khỏe tim mạch tốt", ông cho biết.

12 dấu hiêu cảnh báo có thể xuất hiện 1 tháng trước khi người phụ nữ lên cơn đau tim - Ảnh 4.

Bác sĩ Michael Mosley (ở Anh), gợi ý rằng ngủ một chút vào buổi trưa có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ tới 48%.

Bác sĩ Mosley cũng đã nói chuyện với bác sĩ Sara Mednick, một nhà thần kinh học nhận thức và nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học California, về tác động mạnh mẽ của việc ngủ trưa. Mặc dù một giấc ngủ ngắn 20 phút là đủ để thiết lập lại và tăng sự tỉnh táo và chú ý của bạn, nhưng nếu có được một giờ ngủ trưa trọn vẹn thì được coi là một "kỳ nghỉ tim mạch". Theo bác sĩ Mosley thì sở dĩ gọi giấc ngủ trưa 60 phút là "kỳ nghỉ tim mạch" vì nó giúp bạn có đủ thời gian để chuyển sang giai đoạn gọi là giấc ngủ 'sóng chậm', có thể giúp tăng cường trí nhớ. Giấc ngủ này cũng giúp cơ thể bạn bình tĩnh lại và phục hồi năng lượng, giảm căng thẳng trong ngày.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Heart, cũng nêu bật mối liên hệ giữa ngủ trưa và sức khỏe tim mạch. Theo đó, nhóm nghiên cứu rất quan tâm đến việc liệu những người thích ngủ trưa có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn hay thấp hơn. Kết quả là, sau khi điều chỉnh dữ liệu cho các yếu tố như tuổi tác và giới tính, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngủ trưa một hoặc hai lần một tuần có nguy cơ gặp sự cố về bệnh tim mạch thấp hơn những người không ngủ trưa.

Chia sẻ