1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội

Huyền Trang - Chí Toàn,
Chia sẻ

Dập dềnh trên con kênh sông Hồng nước đục ngầu, ngay cạnh làng đào quất Nhật Tân là xóm "mắc cạn". Tất thảy sinh hoạt của người dân, từ ăn uống, ngủ nghỉ đến sinh con đẻ cái đều diễn ra trên những thuyền sắt cũ kỹ, hoen rỉ nằm san sát nhau...

Từ đê Yên Phụ xuyên qua chợ Tứ Liên, qua những con ngõ ngoằn ngoèo thơm lựng mùi hoa quất Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), lẩn khuất ven sông Hồng là xóm “mắc cạn”.

Gọi tên xóm “mắc cạn” bởi vài chục chiếc thuyền sắt, thuyền xi măng dài khoảng hơn chục mét, rộng chừng 3m này khó có thể di chuyển tự do trên sông Hồng mà chỉ bập bềnh ngay sát mép nước. Có khoảng vài chục hộ dân sống ở xóm này. Ban đầu, những chiếc thuyền vừa là nơi ở, vừa là phương tiện vận chuyển đồ gốm sứ từ các làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Đông Triều... để về Hà Nội buôn bán, lập chợ ngay tại bến sông.

Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, mực nước sông Hồng xuống quá thấp, hầu hết thuyền bị mắc cạn và nằm im tại con lạch đầu lau lách này. Thuyền trở thành nhà ở, còn phương tiện vận chuyển hàng đã chuyển thành ô tô.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 1
Làng “mắc cạn” Tứ Liên.


Những “thuyền gia” ở đây phần lớn là người Vĩnh Phúc. 24 giờ của họ là chu kỳ: sáng dậy sớm lấy hàng, thay phiên nhau, hoặc chồng hoặc vợ cần mẫn đưa đồ gốm, sứ len lỏi vào từng ngõ phố bán lẻ hoặc đổ buôn cho các cửa hàng nhỏ, người kia ở nhà đi chợ, trông con, nấu cơm, giặt giũ. Buổi trưa, người đi làm sẽ về nhà ăn cơm, nghỉ một chút rồi lại nháo nhào ra đường tiếp tục “chiến đấu” đến tối. Hôm sau, hai vợ chồng sẽ đổi ca cho nhau.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 2
Những chiếc thuyền mắc cạn là không gian sống của những người buôn gốm.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 3
Phần mui thuyền được tận dụng làm sân phơi quần áo …


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 4
… sân tập đi cho trẻ con…


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 5
… và chỗ chuẩn bị thức ăn của các bà mẹ.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 6
Không gian trong thuyền được chia thành hai khoang để tăng diện tích sử dụng.
Mọi sinh hoạt của một gia đình đều gói gọn trong khoang thuyền.
Nhà chị Nguyệt (áo đỏ) thường là nơi “tụ tập” của trẻ con trong xóm.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 7
Khu bếp cũng được “quy hoạch” riêng.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 8
Còn khu công trình phụ đã có dòng sông Hồng “đảm nhiệm”.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 9
Chị Nguyệt cho biết, nước tắm rửa, giặt giũ của xóm đều lấy từ sông Hồng.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 10
Nước ăn thì mấy nhà chung tiền đào một giếng khoan ở trên bờ và dùng máy bơm đưa xuống thuyền.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 11
Thi thoảng, chị Nguyệt đánh được dăm con cá sông, đỡ được ít tiền thức ăn.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 12
Hôm nay chồng đi làm, chị Nguyệt ở nhà nấu cơm
và trông hai cậu con trai: bé Lâm (4 tuổi) và bé Long (9 tháng tuổi).


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 13
Bé Lâm được gửi về quê sống với ông bà từ khi 2 tuổi.
 Nghỉ hè, cu cậu được bố mẹ đón lên chơi với em.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 14
Lâm khoe: “Cậu Tâm cắt tóc cho con đấy!”.
 Trông có vẻ “gấu”, nhưng bé Lâm rất dễ xấu hổ.
Khoe đã biết đọc chữ, nhưng bị mẹ “lật tẩy”, cu cậu ngượng quá, chạy đi trốn.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 15
Chị Nguyệt tranh thủ cho bé Long ti.
Bận đi làm, chị cho con ăn bột từ 3 tháng tuổi.
Bé Long đã ngồi rất vững và đang tập đứng.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 16
Được “chén” trước cả nhà, cu cậu yên chí ngủ tít.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 17
Chị Xuân gửi con ở nhà chị Nguyệt rồi vội vàng về nấu cơm.
Điện phải mua với giá đắt, người dân ở đây dùng rất tằn tiện, chủ yếu cho việc đun nấu.
Ti vi, đầu đĩa có cả nhưng họa hoằn lắm họ mới dùng.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 18
Những đứa trẻ ở đây phải luôn có người trông chừng để tránh ngã xuống nước.
Đến tuổi đi học, chúng sẽ được gửi về quê ở với ông bà.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 19
Cuộc sống nơi sông nước dường như luyện cho bọn trẻ độ “lì” cao.
 Chỉ khi không nhìn thấy ai, cu Tít (3 tháng rưỡi) mới khóc nhè, còn lại, cu cậu chơi rất ngoan.
 

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 20
Bố mẹ bé Nam cẩn thận rào “cũi” trong khoang để chặn cậu con hiếu động.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 21
Cô Huệ (phải) 52 tuổi từ Lập Thạch lên trông cháu nội.
Mẹ bé Quốc (2 tuổi, trong vòng tay bà nội) vừa sinh em bé thứ hai được vài ngày.
Để cậu bé hiếu động khỏi chạy nhảy, làm phiền mẹ, cô Huệ bế cháu sang hàng xóm chơi.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 22
Chị Xuân “đánh vật” với cu Tít và bé Quốc.
Bé Quốc không thích về nhà mà muốn sang nhà chị Xuân chơi.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 23
Quốc rất ngoan, nói chuyện với người lớn luôn có chữ “ạ” đằng sau.
Cậu nhóc đang giành phần sắp bát và chờ ăn “chực” cơm nhà bác Xuân.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 24
Chồng chị Xuân tranh thủ tạt về buổi trưa ăn cơm với vợ.
Anh chị còn có hai bé nữa ở nhà, cô chị học lớp 5 còn cậu em chuẩn bị vào lớp 1.
Khi bé Tít tròn tuổi, anh chị sẽ gửi cu cậu về quê luôn.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 25
Cơm nước xong, anh lại rong ruổi lên đường với xe gốm.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 26
Buổi chiều là thời điểm xóm “mắc cạn” nhộn nhịp và đông đủ nhất.


1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 27
Chị Nguyệt múc nước sông dội lên mui thuyền, vừa làm mát vừa để cọ cho sạch sẽ.

1 ngày ăn ngủ tại làng “mắc cạn” ven Hà Nội 28
Ở xóm “mắc cạn” này, mọi người không lo nghĩ xa xôi, chỉ mong cuộc sống hiện tại yên ổn.
 Được nhìn thấy nụ cười của những đứa trẻ sau một ngày rong ruổi mưu sinh
 chính là niềm hạnh phúc giản đơn mà ấm áp của họ.


Chia sẻ