Ý nghĩa thực sự và những thống kê thú vị về tuần trăng mật nhiều cặp đôi chưa biết

V.Anh,
Chia sẻ

Hóa ra nguồn gốc sâu xa và ý nghĩa thực sự của tuần trăng mật lại không như nhiều người nghĩ.

Sau những ngày lo đám cưới bận rộn, mệt mỏi thì điều mà các cặp đôi mong đợi nhất chính là tuần trăng mật ngọt ngào, hạnh phúc ở một nơi "chỉ riêng hai ta". Và nhiều cặp vợ chồng son đã có những trải nghiệm đáng nhớ trong những ngày đầu về chung một nhà nhưng ít ai biết được nguồn gốc tuần trăng mật và ý nghĩa thực sự của nó.

tuan-trang-mat

Ý nghĩa thực sự của “honey moon”

Cụm từ gốc của “honey moon” (dịch ra tiếng Việt là tuần trăng mật) được lấy từ trong tiếng anh cổ “hony moone”. "Hony", khiến người ta liên tưởng đến mật ong, có nghĩa là “trải nghiệm chia ngọt sẻ bùi, yêu thương lẫn nhau của các cặp đôi mới cưới”, cũng như thể hiện sự ngọt ngào trong các cuộc hôn nhân mới. 

Trong khi đó, “Moone” lại mang hàm ý thời gian tình cảm ngọt ngào ban đầu sẽ qua nhanh. Ngày nay chúng ta đều nghĩ đến “honeymoon” theo nghĩa tích cực mà ít ai biết rằng cụm từ này trước đây được dùng như một lời cảnh báo về sự phai nhạt của tình yêu.

Những ghi chép đầu tiên về cụm từ này là vào năm 1542 do Samuel Johnson viết: “Sự ngọt ngào bất tận giữa hai người trong cuộc hôn nhân nồng cháy nhất là tháng đầu tiên. Thường thì không thể đo đếm được hôn nhân đời người như với từng thời điểm trong tháng, nhưng nếu chiếu theo dòng thời gian của mặt trăng thì việc khi mặt trăng (moon) tròn đầy rồi thì cũng sẽ khuyết”.

tuan-trang-mat

Nhưng nếu xét về nguồn gốc của từ “honeymoon” thì chúng ta hãy trở lại vào thời điểm thế kỷ thứ 15 nhé.  

Có một phong tục được lưu truyền rằng các cặp tân lang tân nương sẽ phải uống rượu mật ong trong suốt 30 ngày đầu tiên chỉ bởi vì họ tin rằng trong loại rượu này có chứa thành phần kích tình dục giúp cho cô dâu, chú rể sớm “đơm hoa kết trái”.

Ý nghĩa tích cực như ngày hiện tại của từ "honeymoon" thì phải mãi tới những năm 1800 mới bắt đầu có. Theo đó, các cặp đôi người Anh ở thế kỷ 19 thường đi thăm những người bạn hay họ hàng ở xa đã không kịp đến tham dự lễ cưới của mình như một lời chào hỏi giới thiệu chính thức.

Sau đó, phong tục này phổ biến ở các nước châu Âu và dần dần lan rộng sang nhiều vùng miền trên thế giới và trở thành tập tục văn hóa.

Những thống kê vui về tuần trăng mật

Ước tính có 1,4 triệu tuần trăng mật cho các cặp vợ chồng Mỹ mỗi năm.

Trong số những cặp vợ chồng có đám cưới theo kiểu truyền thống, 99% sẽ đi trăng mật. 

tuan-trang-mat

Các cặp vợ chồng bỏ ra trung bình khoảng 4.466 USD cho tuần trăng mật – gấp 3 lần chi tiêu cho một chuyến du lịch thông thường của người Mỹ. Tuần trăng mật “sang chảnh” chiếm 15% thị trường với khoản chi tiêu trung bình 9.954 USD cho kỳ nghỉ 11 ngày. 

Độ dài của một tuần trăng mật thường là tám ngày. 

62% các cặp vợ chồng đều phải tự trả tiền cho hầu hết của tuần trăng mật của mình. 

10% các tuần trăng mật của đôi mới cưới là du lịch trên biển. 

75% các cặp vợ chồng hưởng tuần trăng mật ở Mỹ và Canada trong 5 năm qua. 

Hầu hết các địa điểm hưởng tuần trăng mật trên đất Mỹ: Hawaii, Florida, California, Nevada. Còn các khu vực khác ở nước ngoài thường là: Mexico, Jamaica, Bahamas, Ý, St Lucia, Pháp, USVI. 

Khu nghỉ tuần trăng mật xa hoa hay được lựa chọn nhất: Châu Âu, vùng Caribbean, Hawaii, Nam Thái Bình Dương.

Theo thống kê chỉ có 1 trên 4 cặp vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật theo đúng nguyện ước của họ. 

(Nguồn: Tổng hợp)
Chia sẻ