Xử trí đúng cách khi bị lên cơn hen suyễn, đừng để tắt thở vì thiếu hiểu biết

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Có một sự thật là chúng ta không thể điều trị hết hẳn bệnh hen mà các liệu pháp điều trị hiện tại chỉ là kiểm soát cơn hen suyễn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kiểm soát căn bệnh này.

Hen suyễn – triệu chứng dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí tắc thở

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản có đặc trưng với những cơn khó thở khởi phát đột ngột khi có một yếu tố khởi kích. Các yếu tố gây khởi phát cơn hen khác nhau tùy theo từng người bệnh, thông thường đó là những chất kích thích dị ứng như mùi, lông động vật, côn trùng, vận động thể lực…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), hen suyễn là một trong những bệnh không lây phổ biến. Đây là loại bệnh mạn tính ở đường dẫn khí của phổi gây viêm và thu hẹp đường dẫn khí. Có một sự thật là chúng ta không thể điều trị hết hẳn bệnh hen mà các liệu pháp điều trị hiện tại chỉ là kiểm soát cơn hen với hai mục tiêu chính là giảm số lần tái phát cơn hen và ngăn ngừa những trường hợp cơn hen nặng phải nhập viện.

Xử trí đúng cách khi bị lên cơn hen suyễn, đừng để tắt thở vì thiếu hiểu biết - Ảnh 1.

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản có đặc trưng với những cơn khó thở khởi phát đột ngột khi có một yếu tố khởi kích.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hen suyễn thường có các triệu chứng dễ nhận biết như khò khè (tiếng rít thường nghe được khi thở ra), ho nhiều (ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra, dấu hiệu này rất dễ nhầm với viêm phế quản, viêm họng, thậm chí là ho lao), cảm thấy nặng ngực giống như lồng ngực bị bóp chặt, khó thở (thờ nhanh, ngắn, thở khó khăn, nhất là khi thở ra).

Rất nhiều tác nhân trong đời sống hàng ngày có thể gây nên những cơn hen cấp tính. Khi hít phải những tác nhân kích thích, bệnh nhân sẽ lên cơn hen, gây phù nề và chít hẹp đường thở.

Một số tác nhân cơ bản gây nên hen suyễn bao gồm thay đổi thời tiết, ban đêm, phấn hoa theo mùa, hít phải bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng, ăn những thực phẩm như cá, trứng, đật phộng, sữa bò, đậu nành, nhiễm trùng hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang, hút thuốc lá, hít khói, mùi hóa chất, nước hoa…

Xử trí đúng cách khi bị lên cơn hen suyễn, đừng để tắt thở vì thiếu hiểu biết - Ảnh 2.

Rất nhiều tác nhân trong đời sống hàng ngày có thể gây nên những cơn hen cấp tính.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân sử dụng thuốc như aspirin, mắc bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản thì nguy cơ lên cơn hen suyễn sẽ cực cao.

Xử lý đúng cách khi lên cơn hen suyễn

Một số triệu chứng sớm của hen suyễn là ngứa cổ, cảm thấy bứt rứt, dễ cáu giận, cảm thấy hồi hộp, bực bội, mệt mỏi, xuất hiện những vòng tròn sậm màu dưới mắt. Theo lương y Bùi Hồng Minh, để xử lý đúng cách khi bị hen suyễn, bạn cần thực hiện theo các bước sau để tránh biến chứng khó thở cho nạn nhân :

- Cho bệnh nhân ở tư thế thoải mái. Hầu hết người bị hen suyễn cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi, thay vì đứng hoặc nằm. Khi ngồi, chú ý để lưng bệnh nhân luôn thẳng để dễ thở hơn.

- Giữ bình tĩnh cho bệnh nhân bằng cách trấn an để tránh cơn hen sẽ nặng hơn do hồi hộp, mất bình tĩnh.

Xử trí đúng cách khi bị lên cơn hen suyễn, đừng để tắt thở vì thiếu hiểu biết - Ảnh 3.

Giữ bình tĩnh cho bệnh nhân bằng cách trấn an để tránh cơn hen sẽ nặng hơn do hồi hộp, mất bình tĩnh.

- Sử dụng bản phác đồ cấp cứu hen của bệnh nhân nếu bệnh nhân có mang theo bên mình. Hãy giúp họ làm theo phác đồ điều trị bệnh. Phác đồ này căn bản là một quy trình từng bước cần làm khi bạn lên cơn hen cấp. Bản phác đồ phải được viết ra và bao gồm số điện thoại cấp cứu cũng như số điện thoại của gia đình và bạn bè có thể đến bệnh viện với bạn nếu cần.

- Loại bỏ những tác nhân kích thích mà bạn biết khỏi hiện trường. Nếu trong thời điểm đó, xung quanh nạn nhân có các tác nhân như động vật, khói, phấn hoa, độ ẩm cao hoặc thời tiết lạnh đều cần nhanh chóng loại bỏ chúng.

- Tìm ống hít cho bệnh nhân. Đừng quên nói với họ rằng mình đang tìm ống hít để người bệnh chỉ chỗ, đồng thời tự bình tĩnh và trấn an tinh thần.

Xử trí đúng cách khi bị lên cơn hen suyễn, đừng để tắt thở vì thiếu hiểu biết - Ảnh 4.

Đừng quên nói với họ rằng mình đang tìm ống hít để người bệnh chỉ chỗ, đồng thời tự bình tĩnh và trấn an tinh thần.

- Để bệnh nhân tự dùng thuốc. Thuốc hít phải được dùng đúng liều lượng, do đó bạn nên để người bệnh tự kiểm soát quá trình này. Giúp họ giữ ống hít hoặc buồng đệm sát vào miệng nếu cần thiết. Thông thường, sau 1-2 phút hít, bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái bình thường.

- Đối với bệnh nhân có sử dụng ống hít nhưng tình trạng không thuyên giảm sau vài phút cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Trong trường hợp bệnh nhân lên cơn hen suyễn nhưng không có ống hít cũng cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong khi đợi xe cấp cứu tới, bạn cần tranh thủ thực hiện một vài bước sau để bệnh nhân dễ thở hơn:

Xử trí đúng cách khi bị lên cơn hen suyễn, đừng để tắt thở vì thiếu hiểu biết - Ảnh 5.

Trong trường hợp bệnh nhân lên cơn hen suyễn nhưng không có ống hít cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt.

- Cho bệnh nhân tắm nước nóng.

- Hướng dẫn bệnh nhân thực hành một số bài tập thở.

- Cho người bệnh uống đồ uống có caffeine như cà phê, soda vì có khả năng giúp giãn đường thở, giảm các vấn đề hô hấp.

Chia sẻ