Làm đầy bình yêu thương - Cách để xử lý trẻ hay mè nheo nghe vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục

Phong Linh,
Chia sẻ

Dù bạn có muốn tin hay không thì những cơn thịnh nộ và những trận ăn vạ của trẻ là một phần quan trọng của sức khỏe cảm xúc, tinh thần và hạnh phúc của chúng.

Isabelle Filliozat - tác giả cuốn sách Mè nheo dễ xử thôi, đồng thời cũng là nhà tâm lý học chia sẻ khi giới thiệu với độc giả về cuốn sách của cô: "Đây không phải các công thức, không hề tồn tại công thức giáo dục nào để thành công với một đứa trẻ trong mọi tình huống. Rất thường xuyên, trong một cuộc hội thảo, trên một chương trình phát thanh, các bậc phụ huynh hay hỏi tôi "giải pháp" cho cái mà họ định nghĩa là vấn đề của chính họ. 

Giải phải này không tồn tại sẵn để sử dụng. Luôn có nhiều cách để nhìn nhận một vấn đề và vì vậy thường cũng sẽ có nhiều giải pháp".

Làm đầy bình yêu thương - Cách để xử lý trẻ hay mè nheo "nghe vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục" - Ảnh 1.

Cái nhìn tổng quát về tâm lý của trẻ từ 0 đến 5 tuổi

Trong cuốn sách Mè nheo dễ xử thôi, tác giả Isabelle Filliozat đã đưa đến cho các bậc phụ huynh những giải pháp cơ bản nhất, như một lựa chọn tham khảo để mỗi người có thể áp dụng trong quá trình nuôi dạy con. Đặc biệt, bằng quá trình quan sát và nghiên cứu lâu dài của mình, cô cũng giúp cha mẹ nhận diện những cảm xúc tâm lý sâu sa khiến trẻ có những hành động bộc phát, khó chịu.

Việc nhận diện nguồn gốc tâm lý này chính là chìa khóa giúp cha mẹ thấu hiểu hơn con trẻ, giúp cho quá trình thực hành trở nên đơn giản và tràn ngập tình yêu thương, tự nguyện vun đắp chứ không đơn thuần chỉ là tìm kiếm biện pháp đối phó với những cư xử "không đúng mực" của trẻ.

Làm đầy bình yêu thương - Cách để xử lý trẻ hay mè nheo "nghe vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục" - Ảnh 2.

Cuốn sách tập trung vào những hành vi của trẻ khiến cho bố mẹ đặc biết tức giận. Lý giải xem thói bất thường ấy có thật không? Điều gì đang xảy ra với trẻ? Những câu  hỏi bao hàm toàn bộ vấn đề này sẽ được giới thiệu ở chương đầu tiên.

Trong chương sách tiếp theo, tác giả đề cập đến những hành vi đặc trưng của trẻ từ giai đoạn mười hai đến mười tháng. Chương ba sẽ dành cho những thất thường, chống đối, những cơn giận của trẻ từ mười tám tháng đến hai tuổi. Chương bốn sẽ giúp chúng ta khám phá thế giới của trẻ từ 24 tháng đến 30 tháng tuổi. Ở chương năm, chúng ta sẽ khám phá thế giới vị kỷ của trẻ từ 30 tháng đến 3 tuổi.

Ở chương sáu, chúng ta sẽ thấy phải phản ứng thế nào với việc không nghe lời của trẻ từ ba đến ba tuổi rưỡi. Trong độ tuổi từ ba tuổi rưỡi đến bốn tuổi, đứa trẻ đối đầu với những nỗi sợ mới, những điều đó sẽ được ứng xử trong chương bảy. Đứa trẻ bốn tuổi đã là một người khác, hỗn hào, nói dối, sợ hãi và gặp nhiều ác mộng, chương tám sẽ dành cho độ tuổi này. Chương chín cho trẻ từ bốn tuổi rưỡi đến năm tuổi, những giai đoạn kinh khủng nhất của bố mẹ đã qua.

Chương 10 các bạn sẽ khám phá những bí quyết để vạch được giới hạn có tính hệ thống, bảo vệ chứ không phải hạn chế và nhất là để những giới hạn đó được tôn trọng.

Trẻ cãi nhau suốt! Làm sao để đối với mặt với những xung đột liên miên, và cách làm cho trẻ ngừng nói dối được trình bày ở chương 12.

Làm đầy bình yêu thương - Cách để xử lý trẻ hay mè nheo "nghe vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục" - Ảnh 3.

Muốn trẻ ngừng mè nheo hãy làm đầy bình yêu thương

Trong cuốn sách, tác giả đã chỉ ra một vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải, đó là việc họ luôn than thở rằng họ rất yêu con mình, như không thể hiện cho trẻ hiểu được.

Tuy vậy, có bao giờ các bạn tự hỏi, mình đã thực sự cố gắng để giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương đúng đắn hay chưa. Tác giả Isalelle đã đưa ra tình huống cụ thể, ví dụ như trong khi mẹ đang rửa bát, trẻ có thể chạy đến bên và hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có yêu con không". Người mẹ vẫn tiếp tục rửa bát, không quay lại nhìn con, và trả lời: "Tất nhiên, mẹ yêu con, sao con lại hỏi thế". Sau đó có chuông điện thoại reo, và mẹ lập tức chạy đi nghe điện thoại.

Cô bé trong tình huống ấy đã nghĩ: "Đúng rồi. Mẹ chẳng quan tâm đến mình. Mẹ ngừng rửa bát để đi nghe điện thoại chứ chẳng phải để nói chuyện với mình. Điện thoại quan trọng hơn mình".

Có bao nhiêu người sẽ nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong tình huống ấy? Có khi nào bạn nghĩ nếu bạn cư xử theo cách khác, trẻ sẽ cảm giác hộp yêu thương đầy hơn chưa?

Làm đầy bình yêu thương - Cách để xử lý trẻ hay mè nheo "nghe vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục" - Ảnh 4.

Tác giả khuyên, trong khi trẻ hỏi, bạn nên dừng lại, và quay sang nhìn trẻ. Hãy dành cho trẻ một ánh nhìn nếu bạn đang không rảnh vào lúc đó. Có thể nói với trẻ: "Thật là một câu hỏi quan trọng! Để rửa bát xong mẹ sẽ trả lời con".

Khi xong việc hãy ôm lấy trẻ, vỗ về và có thể nói với trẻ "Mẹ thích sống cùng con. Mỗi khi nhìn con, mẹ cảm thấy tim mình ngập tràn hạnh phúc! Có. Mẹ yêu con".

Hãy trả lời con thật chậm rãi, trìu mến. Trẻ dù không thể hiểu tất cả những lời bạn nói, nhưng âm thanh từ bạn, trẻ có thể hiểu được, cảm nhận được.

Luôn luôn thể hiện tình cảm với trẻ một cách đúng đắn, bạn sẽ nhận lại được thái độ hợp tác, tràn đầy tình yêu từ trẻ.

Trẻ con không thay đổi, chỉ có hoàn cảnh thay đổi

Hãy hiểu những cơn kích động của trẻ không phải tự nhiên sinh ra, hãy hiểu rằng, có thể bởi vì chúng phải đối mặt với nhiều thứ dễ gây kích động hơn, có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, nhiều nỗi thất vọng hơn…

Trẻ con xưa không làm trò trong siêu thị bởi vì lúc đó chưa có siêu thị. Chúng không gào thét khi ta tắt tivi bởi ngày xưa chưa có tivi. Trẻ con ngày xưa cũng không gây chuyện khi mẹ quên món ngũ cốc yêu thích của chúng… bởi vì không có món ngũ cốc mà chúng thích.

Trẻ ngày xưa vốn không có nhiều lựa chọn lẫn cơ hội để chọn cái mình thích hơn. Có lẽ rất nhiều những đứa trẻ nghèo đói ở Châu Phi hay Bangladesh, Sudan không làm nhiều trò đến thế. Không phải vì chúng hiểu biết hay khôn ngoan hơn, chúng chỉ là không phải đối đầu với thế giới siêu vật chất, thừa mứa như xã hội hiện đại hiện nay.

Làm đầy bình yêu thương - Cách để xử lý trẻ hay mè nheo "nghe vô lý nhưng cực kỳ thuyết phục" - Ảnh 5.

Bởi thế, cuốn sách Mè nheo dễ xử thôi, muốn gửi tới các bậc cha mẹ rằng, đôi khi chúng ta quên mất rằng con chúng ta không được trang bị để đối mặt với xã hội siêu kích thích này, vì thế thay vì áp đặt trẻ, hãy giúp chúng làm chủ trạng thái căng thẳng, giúp não chúng tăng khả năng lựa chọn thông tin, và cư xử phù hợp với bản thân.

Với những dẫn dắt chi tiết, cụ thể mang tính tâm lý khai thác tinh tế những hành vi của trẻ, cuốn sách Mè nheo dễ xử thôi sẽ trở thành một cẩm nang giúp cha mẹ tìm ra cách giảm tải gánh nặng của bản thân trong trách nhiệm nuôi con, đồng thời khiến họ tạo nên được trạng thái tâm lý hòa hợp với con trẻ trong tình yêu thương và sự thấu hiểu.  

Phần tranh minh họa sinh động được sáng tạo bởi họa sĩ Anouk Duboius cũng giúp độc giả dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những tình huống của cuốn sách. Tạp chí La Vie đã dành lời khen ngợi cho Mè nheo dễ xử thôi: "Rất nhiều thông tin trong cuốn sách này cần đọc và đọc đi đọc lại trong suốt cuộc đời làm cha mẹ".

Chia sẻ