Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa

Saga,
Chia sẻ

Em Lộc Văn Hồng sinh ra trong gia đình nghèo khó, bị bệnh gan phình to. Với em, được uống sữa đã là một niềm khát khao, mơ ước…

Vượt hơn 300 km đường bộ tính từ Hà Nội tới Nghệ An, rồi tiếp gần 100km tới huyện Quỳ Châu và thêm con đường dài gần 10 km lởm chởm đất đá, đoàn phóng viên chúng tôi và những người chở sữa học đường mới tới được bản Thung Khạng, xã Châu Bình. Đây là khu vực được xem là vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Quỳ Châu, ở Thung Khạng, có tới 98 % hộ gia đình thuộc hộ nghèo.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 1.

Hình ảnh những đứa trẻ nghèo ở huyện Quỳ Châu khiến bất cứ ai cũng thương cảm, xót xa

Ở nơi xa xôi, hẻo lánh này, hầu hết các gia đình phải sống trong những căn nhà tồi tàn, đơn sơ. Trẻ con phải vượt đường xa, gập ghềnh để đến lớp và với các em, bữa ăn no hàng ngày cũng là một điều xa xỉ. Sống ở nơi bản làng, rừng núi, ít tiếp xúc với người ngoài nên khi thấy những người lạ như chúng tôi, các em đều rụt rè, ngại ngần, có em nép sau cánh cửa, có em ù té chạy mỗi khi có người hỏi đến.

Trong chuyến hành trình mang sữa tới vùng cao theo Chương trình Sữa học đường, chúng tôi ghé qua 1 điểm trường tiểu học Thung Khạng và 1 điểm trường xã Châu Bình. Ở mỗi điểm dừng chân, hình ảnh những đứa trẻ nghèo, với đôi mắt buồn, nhìn về xa xăm rừng núi không ít lần khiến cả đoàn nghẹn lời. Có những em gia cảnh đã nghèo khó, còn mồ côi cha, mẹ bỏ đi biệt tích... Một trong những trường hợp khiến bất cứ ai từng làm cha, làm mẹ đều phải rơi lệ là hoàn cảnh gia đình em Lộc Văn Hồng và em Lộc Thị Hương, ở ngôi trường Thung Khạng.

Chia sẻ về trường hợp gia đình của hai em, cô Liễu, giáo viên chủ nhiệm lớp em Lộc Thị Hương không khỏi xúc động, xót xa: “Gia đình đó rất nghèo, lại đông con, có tới 4 cháu. Chị gái học lớp 8 rồi đến em Hương học lớp 6, là lớp tôi đang chủ nhiệm. Em Hồng học lớp 1, còn một cháu còn nhỏ, mới chập chững biết đi. Riêng em Hồng là thương nhất, vì bị bệnh, gan càng ngày càng phình to nên trong lớp, các thày cô luôn chú ý, chăm sóc em hơn”.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 2.

Em Lộc Thị Hồng sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở huyện Quỳ Châu. Em bị mắc căn bệnh khiến gan ngày càng phình to.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 3.

Cảm thương trường hợp của Lộc Văn Hồng, cô Liễu và các giáo viên ở điểm trường Thung Khạng đều đặc biệt quan tới em.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 4.

Chị gái của Lộc Văn Hồng là Lộc Thị Hương, học sinh lớp cô Liễu chủ nhiệm. Sống ở rừng núi, ít tiếp xúc với bên ngoài nên em khá rụt rè, nhút nhát. Với Hồng và Hương, được uống sữa tươi là một niềm mơ ước.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 5.

Đó không phải là câu chuyện của riêng em Hồng, em Hương mà là của hầu hết những đứa trẻ sống ở vùng sâu, vùng xa của bản nghèo Thung Khạng (Quỳ Châu, Nghệ An).

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 6.

Ở nơi xa xôi, hẻo lánh này, rất nhiều em có hoàn cảnh nghèo khó, đáng thương. Có những đứa trẻ mới học lớp 3, lớp 4 đã mồ côi cha, mẹ bỏ đi biệt tích, sống lay lắt trong những ngôi nhà tồi tàn, dột nát.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 7.

Từ khi tham gia thực hiện Chương trình Sữa học đường (phê duyệt theo Quyết định 1340 QĐ – TTg của Chính phủ) với đơn vị đồng hành là tập đoàn TH, huyện nghèo miền núi này đã có những bước chuyển mình. Nhiều chuyến xe chở sữa TH true MILK tươi sạch, bổ sung dinh dưỡng đã vượt đường xá xa xôi, đến với những đứa trẻ vùng cao khát sữa.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 8.

Huyện Quỳ Châu được đánh giá là nơi thực hiện tốt nhất Chương trình Sữa học đường ở tỉnh Nghệ An, với 100% số trường tiểu học và mầm non tham gia.Theo cơ chế hỗ trợ chi phí sử dụng sữa, các em học sinh thuộc hộ nghèo ở Thung Khạng (diện A) đều được uống sữa miễn phí.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 9.

Diện B (các em thuộc hộ cận nghèo) được tài trợ 50% chi phí sữa và diện C (các học sinh thuộc diện còn lại) được tài trợ 30%. Chi phí hỗ trợ cho các em được huy động từ các nguồn lực xã hội, trong đó tập đoàn TH đi đầu. Sáng kiến huy động nguồn lực hỗ trợ do tập đoàn TH đề xuất này đã nhận được sự đồng thuận từ UBND tỉnh Nghệ An và các phụ huynh.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 10.

Ở mỗi điểm trường đang thực hiện Chương trình Sữa học đường, đoàn phóng viên và những người “gùi” sữa lên vùng cao đều nghẹn lời trước ánh mắt lấp lánh của những đứa trẻ nghèo khi được cầm trên tay hộp sữa ngọt lành.

Xót lòng khi nhìn những đứa trẻ nghèo vùng cao khát sữa - Ảnh 11.

Cô Nguyễn Thị Thái – Hiệu trưởng trường tiểu học Châu Bình 2 cho biết, cô đã cảm nhận được sự thay đổi của các em, sau một thời gian dài uống sữa đúng giờ, hàng ngày. Các em đã khỏe hơn, tỉnh táo hơn và có thêm động lực vượt khó, tới lớp mỗi ngày.

Sữa học đường là chương trình được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1340/QĐ – TTg, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của học sinh mẫu giáo, tiểu học trên khắp cả nước.

Tài khoản Sữa học đường Vì Tầm Vóc Việt là một sáng kiến để huy động các nguồn lực, có sự tham gia của 4 bên: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Quỹ Vì tầm vóc Việt.

Các đơn vị vận hành Tài khoản kêu gọi các Mạnh Thường Quân đóng góp cho trẻ em uống sữa học đường qua số tài khoản: 003001060009999, BAC A BANK, Hội sở Hà Nội

Riêng Tập đoàn TH cam kết trong vòng 5 năm (từ 2016-2021) ủng hộ chi phí sản phẩm sữa học đường trị giá 200 tỷ đồng thông qua Tài khoản Sữa học đường Vì Tầm Vóc Việt.

Chia sẻ