Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2)

Theo Chudu 24,
Chia sẻ

Những công trình nhân tạo này là niềm của các quốc gia sở hữu chúng.

6. Cầu Confederation, đảo Prince Edward, Canada

Confederation Bridge dài 12,9km chạy ra đảo Hoàng tử Prince Edward Island (P.E.I.) là cây cầu trên băng dài nhất thế giới. Cây cầu này xây dựng trong 4 năm 1993-1997 tốn kém tới 1,3 tỷ đô la. Gọi là cầu Confedaration (Liên Minh) bởi chính tại đảo P.E.I này, tháng 9/1864, các tỉnh bang bắc Mỹ (thuộc Anh) đã nhóm họp để thành lập Nhà nước Canada thống nhất. Vì vậy, đảo P.E.I. còn được gọi là Birthplace of Confederation (cái nôi của Liên minh thống nhất Canada).

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 1
  
Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 2

7. Tháp Eiffel, Paris, Pháp

Tháp Eiffel, biểu tượng của Paris, Pháp, là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Uớc tính đã có hơn 200 triệu người đã đến chiêm ngưỡng "người đàn bà thép" (cách người ta vẫn gọi ngọn tháp vĩ đại này) kể từ lúc nó được xây dựng nhân dịp Triển lãm thế giới vào năm 1889.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 3  

Người khai sinh ra công trình vĩ đại này là Gustave Eiffel, người nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng cầu đường mang tính cách mạng. Ông cũng chính là người tạo khung giáp bằng sắt cho tượng Nữ thần Tự do.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 4

8. Đập thủy điện Hoover, Hoa Kỳ

Được xếp hạng là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, đập thủy điện Hoover còn được công nhận là kỳ quan lịch sử quốc gia và là một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20. Đây cũng là đập cổ nhất trong số các đập cao trên 150m được xây dựng trên đất Mỹ. Đập mang tên của Tổng thống Herbert Hoover vì ông đóng vai trò chính trong việc hình thành công trình kiên cố này.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 5

Nền đập dày 201m, cao 221m, tương đương với độ cao của tòa nhà 70 tầng. Chỗ dựa sát vào phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, với hình răng cưa không có quy tắc, dài 177km, tuyến bờ hồ dài 1.323km.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 6
  
Hồ chứa nước Hoover cùng đập bê tông đã tạo ra quần thể du lịch. Hiện nay, mỗi ngày có trên 20.000 khách tham quan du lịch đến thăm và thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ nhân tạo lừng danh này (vé khoảng 20USD/người). Khách có thể đi thang máy bên trong thân đập để tham quan gian nhà máy thủy điện, đường ống lấy nước, thiết bị đo đạc quan trắc của đập.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 7

9. Kênh đào Panama, Panama

Kênh đào Panama là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay trong lịch sử nhân loại.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 8
  
Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 9

10. Tuyến đường sắt xuyên Siberia, Nga

Tuyến đường sắt xuyên Siberia, trải dài từ St Petersburg đến Vladivostok dài đến 10.000 km, nối liền khu vực Châu Âu với khu vực Viễn Đông của nước Nga, đã lập kỷ lục Guinness theo ba hạng mục: tổng chiều dài, số lượng các nhà ga và tốc độ xây dựng.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 10
  
Tuyến đường bắt đầu xây dựng vào năm 1891 và sau 12 năm đã được đưa vào hoạt động. Hiện thời, trên tuyến đường sắt xuyên Siberia, tàu khách "Nước Nga" chạy từ Moscow đến Vladivostok hết 6 ngày đêm, đi qua 87 thành phố. Một số chi nhánh kết nối Đường sắt xuyên Siberia với các nước Châu Âu ở phía tây, với Hàn Quốc, Trung Quốc và Mông Cổ ở phía đông.

Những công trình nhân tạo vĩ đại trên thế giới (P.2) 11
Chia sẻ