Đàn Shamisen: tiếng nhạc dân tộc của đất nước hoa anh đào

Theo Yeudulich,
Chia sẻ

Shamisen hay Samisen là một loại nhạc cụ ba dây của Nhật được chơi với một miếng gẩy đàn được gọi là bachi.

Đàn Shamisen hay Samisen là một nhạc cụ truyền thống có mặt tại Nhật Bản từ thế kỷ 16, người ta thường sử dụng nó trong những buổi biểu diễn múa hát hoặc diễn kịch. Shamisen là một loại đàn có phong cách độc đáo cho phép người biểu diễn trên sân khấu có thể dễ dàng điều khiển và đánh đàn. 

Shamisen có mặt tại Nhật Bản từ thế kỷ 16. Trong thời kỳ Edo (1603-1868), nó được sử dụng làm nhạc nền cho nhà hát kabuki. Từ khi đó nó bắt đầu được phổ biến rất rộng rãi, nó cũng được cho là một trong những công cụ quan trọng nhất trọng nền âm nhạc truyền thống của Nhật Bản. Ngày ngay người dân Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng đàn Shamisen để giải trí theo các cách riêng của họ. 

Đàn Shamisen: tiếng nhạc dân tộc của đất nước hoa anh đào 1

Một chiếc đàn shamisen cơ bản chia làm 2 phần gồm cổ đàn được gọi là "Sao" và thân đàn gọi là "Do". Shamisen được chơi với một miếng gẩy đàn được gọi là bachi. 

Đàn Shamisen: tiếng nhạc dân tộc của đất nước hoa anh đào 2

Dựa vào kích thước to nhỏ của cổ đàn mà người ta phân loại đàn shamisen. Có 2 loại đàn shamisen phổ biến là Hosozao và Futozao. Hosozao có nghĩa là cổ đàn mảnh, là loại đàn nhỏ nhất trong gia đình shamisen. Âm thanh của nó rất êm tai. Futozao có nghĩa là cổ đàn to, âm thanh phát ra từ chiếc đàn này mạnh mẽ và lớn hơn nhiều so với đàn hosozao. Đàn hosozao được dùng để đệm cho thể loại nhạc Nagauta hay còn gọi là Trường ca và trong các buổi trình diễn tuồng Kabuki. Trong khi đó, đàn Futozao thích hợp với sân khấu kịch rối Bunraku. 

Đàn Shamisen: tiếng nhạc dân tộc của đất nước hoa anh đào 3

Shamisen có chiều dài tương tự với guitar nhưng cổ loại đàn này mỏng hơn và không có phím. Cổ đàn chủ yếu được làm từ gỗ quý của cây Koki, một loại cây mọc trên dãy núi Himalaya ở Ấn Độ. Gỗ koki rất cứng, nhờ vậy, nó không làm cho tiếng đàn bị lệch âm. 

Thân hình chữ nhật giống mặt trống của cây đàn được bọc da ở mặt trước và sau giúp khuếch đại âm thanh khi gẩy đàn. Da đàn thường được làm bằng da chó hoặc da mèo nhưng trong quá khứ có một loại giấy đặc biệt được sử dụng và nhiều loại nhựa cũng được dùng để làm mặt đàn. Dây đàn thường được làm bằng lụa, gần đây thì nylon cũng được sử dụng làm dây đàn. 

Đàn Shamisen: tiếng nhạc dân tộc của đất nước hoa anh đào 4

Chiếc đàn shamisen có điểm rất độc đáo so với nhiều loại nhạc cụ khác là chúng ta có thể tháo rời từng bộ phận của chiếc đàn 1 cách dễ dàng và xếp chúng gọn gàng vào trong thùng đàn. Vì vậy mà người chơi có thể dễ dàng mang đàn theo bên mình. 

Đàn Shamisen: tiếng nhạc dân tộc của đất nước hoa anh đào 5

Âm thanh của Shamisen rất nhẹ nhàng và tinh tế. Tiếng đàn có thể mô phỏng âm thanh của tự nhiên như tiếng gió thổi, nước chảy hay biểu lộ tâm trạng của con người. Công cụ “Bachi”  là sử dụng không chỉ để gảy dây đàn đôi khi nó còn được sử dụng để đập vào dây đàn để phát ra âm thanh mạnh và lớn hơn. Miếng gẩy đàn được làm bằng nhiều vật liệu, có thể là gỗ, ngà voi, nhựa, thậm chí là mai rùa. 

Đàn Shamisen: tiếng nhạc dân tộc của đất nước hoa anh đào 6

Hiện nay, ở nhiều địa phương của Nhật Bản, đàn shamisen được đưa vào chương trình học. Với những lớp học như thế, tiếng đàn shamisen đi vào đời sống của các thế hệ trẻ Nhật Bản một cách tự nhiên, trở nên gần gũi và thân quen.


Chia sẻ