4 món ngon dễ làm cho mâm cỗ Tết

Saga,
Chia sẻ

Nước mắm không chỉ để chấm, nếu khéo dùng, nước mắm còn giúp món ăn thêm ngon, thêm lạ, thêm dậy vị đưa hương và vô cùng phong phú. Đại sứ Ẩm thực Võ Quốc sẽ hướng dẫn bạn làm 4 món ngon, lạ miệng hơn khi kết hợp với nước mắm cốt nhất từ Phú Quốc.

Món ngon đa dạng từ thịt, cá, rau củ giúp bữa tiệc ngày Tết thêm lạ, thêm ngon. Cùng khám phá nhé!

1. Bò cuộn ba chỉ hấp sả chấm nước mắm sống

Nguyên liệu 

500gr thịt thăn bò, 300 gr thịt ba chỉ, 1 thìa cà phê muối, 2 xấp bánh tráng, xà lách, dưa leo và rau thơm các loại để ăn kèm; nước mắm, chanh, ớt, đường để làm nước chấm.

Cách làm

- Thịt bò rửa sạch, dùng khăn sạch thấm khô nước, cắt miếng hơi dày, bản lớn, đập dập cho mềm mềm. Thịt heo cắt lát mỏng, nhỏ hơn miếng thịt bò.

- Trải từng miếng thịt bò ra, cho thịt ba chỉ lên, cuộn lại, cột chặt bằng chỉ. Làm đến hết nguyên liệu.

- Bắc nồi nước, Cho 1 thìa nước mắm cốt, nêm ít muối, thả sả cây vào. Sau đó, cho bò cuộn thịt vào luộc chín, vớt ra xắt miếng mỏng.

- Nước mắm chua ngọt: Chanh vắt lấy nước cốt. Ớt băm nhỏ. Trộn đều đường, tỏi, ớt, nước cốt chanh, sau đó cho nước mắm cốt vào, có thể thêm ít nước lọc, khuấy tan đều, nếm vừa ăn.

- Xếp ra đĩa, ăn như món khai vị , hoặc cuộn thịt với bánh tráng, rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.

Mách bạn: Khi luộc thịt, bạn cho thêm thìa nước mắm cốt sẽ giúp thịt thêm ngọt và thơm hơn.

2. Khoai cao chiên nước mắm

 
Nguyên liệu

 400 gr khoai cao, nước mắm, đường, dầu ăn, hạt nêm.

Cách làm

- Khoai cao gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn và ngâm khoai trong nước muối loãng chừng 5-7 phút rồi vớt ra để ráo.

- Chiên cho đến khi khoai vàng, vớt ra, để ráo dầu. Muốn khoai giòn, bạn nên chiên 2 lần. Lần đầu chiên sơ, vớt ra, để nguội. Sau chiên cho đến khi vàng.

- Lấy chảo khác,cho 1 thìa cà phê đường, 1 thìa nước mắm, 1 ít hạt nêm. Sau đó bắc chảo lên bếp và đun nhỏ lửa đến khi sền sệt thì cho khoai vào áo đều đến khi vàng hoặc hơi cháy sém tùy sở thích. Tắt bếp và bày khoai ra đĩa.

Mách bạn: Nên chọn các loại nước mắm cốt. Hương thơm, độ mặn, và độ ngọt tự nhiên từ nước mắm cốt nguyên chất sẽ giúp dậy vị món ăn hơn.

3. Cá hấp nước mắm

Nguyên liệu

1 con cá diêu hồng khoảng 800gr, 1 nhánh gừng tươi, 2 quả ớt sừng, 50gr hành lá và rau mùi, muối, hạt nêm, tỏi, hành khô, bột ngọt, đường, tiêu, ớt bột (bột điều), dầu vừng, dầu hào và quan trọng nhất- nước mắm cốt nguyên chất.

Cách làm

- Hành khô: Làm sạch, băm nhuyễn. Gừng tươi: Làm sạch, gọt vỏ, thái chỉ.

- Cá diêu hồng:

Làm sạch, bỏ vây, bỏ mang, bỏ vảy, sau đó rửa qua với ước muối pha loãng với gừng để loại bỏ mùi tanh. Dùng dao cứa lên thân cá để cá nhanh chín và đẹp mắt.

Ướp cá ngay với nước mắm cốt cùng 1 ít hành băm nhuyễn, ½ phần gừng thái chỉ, ½ thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu, ½ thìa dầu hào trong 20 phút để cá ngấm gia vị.

- Ớt sừng: rửa sạch, thái chỉ dài, bỏ hạt.

- Rau mùi, hành lá: Nhặt sạch, để ráo, thái mịn phần lá hành, phần đầu hành và rau mùi cắt khúc dài khoảng 4cm.

- Làm nước sốt hấp cá: Cho 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa dầu vừng, 2 thìa nước vào nồi, đun sôi thật sánh đều sau đó thả nấm hương và ớt vào.

- Cho cá vào xửng hấp, khi cá gần chín bạn cho nước sốt đã pha sẵn ở trên rưới đều lên mình cá và cho phần gừng thái chỉ còn lại vào.

- Cá chín, bạn rắc hành lá và rau mùi, hạt tiêu lên trên và trang trí.

Mách bạn: Để khử sạch mùi tanh cũng như giúp cá thêm tươi và ngọt thịt, bạn chỉ cần ướp trước với nước mắm cốt nguyên chất. Trong qua trình hấp, cũng có thể thêm 1 vài giọt nước mắm tùy khẩu vị.

4. Gà quay nước mắm, rau răm

 

Nguyên liệu

1 con gà ta 1,5 kg, nước mắm cốt, bó rau răm nguyên cọng, hành ta, tiêu, đường, bột ngọt, tỏi..

Cách làm

- Gà làm sạch với nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước.

- Hành ta đem rửa sạch, rồi giã nhuyễn cho vào hỗn hợp các gia vị gồm: 3 thìa canh nước mắm cốt, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cà phê tỏi băm, 3 thìa cà phê đường, khuấy đều.

- Lấy 1/2 chỗ hỗn hợp trên ướp đều với gà khoảng 20 phút.

- Cho nguyên nửa con gà vào trong nồi cùng với ½ số hỗn hợp ướp còn lại, đổ thêm chén nước cho xăm xắp gà, trên bếp lửa vừa phải, khi sôi, cho thêm nắm rau răm (để nguyên cọng), quay khoảng 25 phút là vừa chín.

- Chặt gà thành từng miếng vừa ăn.

Mách bạn: Muốn vị thịt gà không bị mặn chát hoặc bị gắt vì nước mắm, bạn phải chọn được loại nước mắm cốt truyền thống với độ mặn ngọt tự nhiên và hương thơm dịu nhẹ. Nước mắm nguyên chất này sẽ làm cho thịt gà đậm đà, và thơm.

Bí quyết chọn nước mắm từ Đại sứ Ẩm thực Võ Quốc


“Đối với tôi, món ăn Việt Nam không thể thiếu hương vị nước mắm. Và khi chọn loại gia vị này, việc đầu tiên tôi xem xét đó có phải nước mắm cốt nhĩ không, có phải là nước mắm sạch, truyền thống không, hương vị có tinh khiết không, có phải là độ đạm tự nhiên, có vị mặn ngọt đậm đà không…. Có được các tiêu chuẩn ấy, có thể tin tưởng việc ướp món ăn thành công”.

Vị đầu bếp giàu kinh nghiệm này đã tin chọn Nước Mắm Ông Kỳ như một “bảo bối” bảo đảm sự thành công của các món ăn do anh tự thiết kế công thức và thực hiện.

Nước Mắm Ông Kỳ là dòng nước mắm đặc biệt của Phú Quốc, được làm từ loại cá cơm tươi chỉ có ở vùng biển này, trộn với muối biển, ủ trong thùng gỗ từ 12-14 tháng. Đây là dòng nước mắm cốt rút lần đầu, không pha chế, không đấu trộn với nước rút lần 2, lần 3. Sản phẩm không dùng chất bảo quản hay chất phụ gia, định vị, định màu và được đóng chai ngay tại xưởng sản xuất, khép kín quy trình. Độ đạm của Nước Mắm Ông Kỳ từ 35 đến 43, là đạm tự nhiên. Sản phẩm được 28 nước Liên minh châu Âu bảo hộ. Xem thêm tại đây

Chia sẻ