Tia hy vọng mới trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Ebola

Vân Anh,
Chia sẻ

Bệnh nhân đầu tiên có kết quả tích cực khi thử nghiệm vắc xin Ebola đã giúp các nhà khoa học có hy vọng nhiều hơn trong cuộc chiến đấu chống lại đại dịch chết người này.

Các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết: Thử nghiệm vaccine Ebola trên người đầu tiên đã cho một kết quả tốt. Thông tin này cho thấy việc chặn đứng đại dịch chết người này có lẽ sẽ sớm thành công trong thời gian tới.

Có 20 người khỏe mạnh đã được tiêm vaccine trong một cuộc thử nghiệm do Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) ở Maryland thực hiện. Vaccine sẽ làm cho cơ thể của 20 người này sinh ra một phản ứng miễn dịch và kháng thể lại Ebola. 

Thử nghiệm ban đầu cho thấy, vaccine không có tác dụng phụ gì nghiêm trọng, chỉ có hai người bị một cơn sốt ngắn trong ngày đầu. Loại vaccine này được phát triển bởi Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm, thuộc NIH; kết hợp cùng công ty dược phẩm khổng lồ GlaxoSmithKline của Anh. 

Tia hy vọng mới trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Ebola 1
Kết quả thử nghiệm vaccine Ebola rất khả quan mở ra hy vọng cho các nhà nghiên cứu.

“Dựa trên kết quả tích cực từ những thử nghiệm đầu tiên trên những người được tiêm vaccine, chúng tôi đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch thử nghiệm lớn hơn để xác định chính xác xem vaccine có thực sự hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm Ebola không” – Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm, cho biết.

Trong thử nghiệm này, các bác sĩ đã dùng vật truyền bệnh là hai loại chủng của virus Ebola, Sudan và Zaira, được chiết xuất từ virus đông lạnh trong cơ thể một con tinh tinh. Loại chủng virus này không chứa Ebola nguy hiểm do đã được chiết xuất, đồng thời người tiêm chủng không hề bị nhiễm Ebola.

Những người tình nguyện viên có độ tuổi từ 18 đến 50, chia thành hai nhóm. Một nhóm được tiêm vaccine vào bắp với liều thấp. Nhóm còn lại, gồm 10 người, được tiêm vaccine liều cao hơn. NIH cho biết, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm máu của các tình nguyện trong suốt hai tuần và thậm chí còn theo dõi quá trình phát triển của vaccine trong bốn tuần tiếp theo để xác định xem kháng thể miễn nhiễm Ebola được sản xuất hay không.

Tất cả 20 tình nguyên viên đều đã sinh ra kháng thể chỉ trong bốn tuần sau khi tiêm vaccine. 10 người được tiêm liều cao thì có kháng thể nhiều hơn. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu xem vaccine có sản xuất ra các tế bào miễn dịch hay không.  Và kết quả, họ phát hiện ra nhiều tình nguyện viên đã tự sản sinh ra tế bào miễn dịch, trong đó có tế bào CD8 T, đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các nhiễm trùng cho Ebola. Hiện có 2 TNV liều thấp và 7 TNV liều cao có tế bào này.

Nếu thử nghiệm lâm sàng có hiệu quả hơn nữa, các nhân viên y tế đang chiến đấu với ebola ở Tây Phi sẽ được tiêm đầu tiên.

Theo CNN
Chia sẻ