Sốc chuyện cư dân mạng quyên góp 1,4 triệu đô trong 3 ngày giúp công nhân đóng gạch ở Pakistan

Nhung Nhung/ Human of New York,
Chia sẻ

"Hôm qua, 40.000 người đã quyên góp hơn một triệu đô-la trong vòng chưa đầy 12 tiếng đồng hồ để giúp Fatima chấm dứt "lao động gán nợ." Số tiền hiện đã leo lên 1,4 triệu đô."

Dòng thông báo trên trang Facebook "Human of New York" của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Brandon Stanton khiến câu chuyện mà anh chia sẻ trước đó giống như chuyện cổ tích giữa lòng thành phố Lahore, Pakistan.

Tất cả bắt đầu vào ngày 17/8. Brandon trong chuyến thăm Pakistan của mình đã tình cờ gặp một phụ nữ có tên là Syeda Ghulam Fatima. Sau khi nghe cô kể về cuộc đấu tranh giúp những công nhân lò gạch địa phương chống lại giới chủ bóc lột, Brandon đã quyết định đăng loạt ảnh về cô Fatima cùng những lời tự sự của người phụ nữ kiên cường này trên trang Facebook hơn 14 triệu người theo dõi của mình.

pakistan10

"Tôi khi ấy đang trên đường đến tòa án, tham dự một phiên xét xử một chủ lò gạch thì bỗng dưng một nhóm đàn ông vây lấy tôi. Mọi người xung quanh đều bỏ chạy, mặc tôi và anh trai. Đám đàn ông đó đe dọa tôi phải từ bỏ vụ kiện. Tôi đáp lại rằng sẽ không có chuyện đó. Thế rồi họ quật tôi xuống đất, kéo giật chận tôi và bắn vào đầu gối. Họ cũng làm vậy với anh tôi.

Chúng tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chết. Khi mọi người đưa chúng tôi đến bệnh viện, bác sĩ ở đó đã từ chối cứu chữa. Những kẻ quyền chức trong đảng lãnh đạo ở địa phương đã cấm các bác sĩ chữa trị cho tôi. Những kẻ tấn công tôi cũng không bị xét xử. Tôi phải bán cả nhà cửa để lấy tiền chữa vết thương trong một bệnh viện tư. Nhưng những công nhân ở lò gạch đã hợp nhau lại, gom tiền chữa bệnh cho tôi. Tất cả họ đều rất nghèo, nhưng mỗi người mỗi lần đều cố góp từ 5 đến 10 rupee. Rồi họ xếp hàng xin hiến máu cho tôi", câu chuyện được đăng tải trên mạng xã hội.
 
Ngay khi đươc đăng tải, câu chuyện đã làm lay động hàng trăm ngàn người theo dõi trang "Human of New York". Tại Lahore, giới chủ lò gạch có quyền lúc rất lớn. Họ bắt tay với chính quyền địa phương bóc lột lao đồng và cho vay nặng lãi. Khi những người công nhân không thể trả đủ, họ bị biến thành nô lệ suốt đời để trả nợ.

Những bức ảnh nối tiếp theo đó bắt đầu hé lộ rõ hơn về tình trạng ép lao động gán nợ ở các lò gạch tại Lahore.

pakistan3
Người đàn ông này sinh ra trong lò gạch và bắt đầu làm việc từ năm 12 tuổi. Mỗi nhân công phải làm được 1000 viên gạch mỗi ngày, từ 5 giờ sáng đến  đêm khuya. Ông từng cố gắng họp các công nhân lại để  đòi mức lương công bằng, nhưng đã bị bán đứng, bị báo cảnh sát và bị đánh đập. "Họ lấy hết quần áo và trói tôi vào một cái cây, rồi bỏ tôi hàng tiếng đồng hồ...". Sau đó, ông trốn thoát và tìm gặp Fatima. Nhưng khi hai người quay về nhà ông, họ phát hiện ra cảnh sát đã giúp tên chủ phá cửa vào nhà. Những người con gái của ông bị lột quần áo và bị lôi đi diễu giữa đường phố trong tình trạng không mảnh vải che thân.

pakistan4
Người đàn ông này vay tiền chủ lò gạch để chữa bệnh cho em gái. Số tiền từ 30.000 rupee đã nhảy lên 90.000 và 900.000 sau khi bị tính lãi. Anh phải lao động không lương để trả nợ. Nhưng số tiền lãi tiếp tục dồn lên, các chủ lò gạch cấu kết, bán anh cùng gia đình cho hết người này đến người khác. Cách đây 10 ngày, cả nhà bị bán với giá 2,2 triệu rupee (bằng 22.000 đô-la)


pakistan6
Người đàn ông cũng lâm vào tình trang tương tự khi vay tiền chữa bệnh cho em. Người em gái đã chết từ lâu, nhưng anh còn nợ 350.000 rupee. "Tôi sẽ không thể nào trả hết trong kiếp này được. Rồi con cháu tôi sẽ  phải gánh thôi". Một người bình luận bên dưới: "Nếu không còn cách nào khác, tôi sẽ giúp anh trả nợ. Bọn chúng muốn tiền thì được thôi. Anh xứng đáng được hưởng tự do".

Và ngay sau đó, "cư dân mạng" đã quyết định phải hành động. Họ bắt đầu quyên góp quỹ để giúp đỡ cô Fatima chống lại giới chủ lò gạch tàn bạo. Mục tiêu gây quỹ ban đầu chỉ là 100.000 đô-la. Nhưng sau 4 ngày phát động, hơn 72 nghìn cá nhân và tổ chức đã góp được tổng cộng 2,192,751 đô (gần 50 tỷ đồng).

Số tiền này dự định sẽ được dùng vào việc hỗ trợ cô Fatima giải cứu những công nhân lò gạch cùng gia đình họ khỏi sự bóc lột và hành hạ của giới chủ. 
pakistan9

Brandon chia sẻ cuộc gây quỹ này đã giúp Fatima từ một người đang phải vật lộn với vấn đề tài chính trong cuộc chiến chống lại nạn nô lệ và bất công, đã có thể có đủ nguồn lực để tiếp tục vận hành tổ chức của mình để xóa bỏ tình trạng lao động ràng buộc. Tổ chức Mặt trận giải phóng lao động ràng buộc đang lên kế hoạch mở rông mạng lưới, đồng thời thay mặt những người lao động đang chịu cảnh làm việc trừ  nợ, gửi lời cám ơn đến tất cả những người quyên góp cho quỹ.

"Trách nhiệm của chúng tôi bây giờ  là phải làm sao cho xứng với niềm tin mà các bạn gửi gắm. Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm, nhưng chúng tôi muốn xây dựng một trung tâm tự do thực sự ở Lahore, một nơi không chỉ giải thoát các gia đình, mà còn giúp họ làm lại từ đầu", tổ chức của Fatima cam kết.

Bản thân Brandon cũng không ngờ sức ảnh hưởng của câu chuyện cũng như sức mạnh của trang Human of New York. Trước khi khép lại loạt ảnh về Fatima và các công nhân gạch, anh đã chia sẻ một chiến công, và cũng là minh chứng cho lòng quả cảm của Fatima.

pakistan2

"Gần đây một gia đình bị vướng vào lao động gán nợ đã liên hệ với Fatima. Họ không thể trốn thoát nhà chủ, và phụ nữ trong gia đình bị chúng cưỡng hiếp. Lập tức Fatima đã leo lên xe, lái đến lò gạch đó  giữa đêm. Cô nói cả gia đình đó hãy bỏ trốn. Những những tên chủ đã thức giấc và bắt đầu dùng súng bắn vào những người đang trốn chạy. Cả gia đình ấy đã ra được xe ô-tô, nhưng bé gái nhỏ nhất trong nhà, mới 4 tuổi, đã bị tụt lại phía sau và bị bắt.

Suốt 3 tháng cô bé  mất tích, Fatima đã đến tòa án và cầu xin họ can thiệp, nhưng cảnh sát khăng khăng rằng họ đã lùng sục lò gạch đó và không thấy đứa bé nào cả. Fatima kể lại: "Tôi không ngủ được. Mỗi lần nằm xuống giường là tôi lại nghĩ đến đứa bé ấy trong tay bọn ác nhân."...

Fatima đã tập hợp một nhóm công nhân đến giúp cô. Tất cả ăn mặc tuềnh toàng đến lò gạch và giả vờ xin làm công nhân ở đó. Sau vài ngày tìm kiếm, họ không tìm thấy bé gái đâu cả. Nhưng từ phía căn nhà của tên chủ, họ nghe tiếng khóc ri rỉ không ngừng. Và tất cả quay về tòa án, yêu cầu khám ngôi nhà đó. Đứa bé 4 tuổi đã được tìm thấy. Nhưng nhiều tuần sau, em không ăn, không nói, không khóc được. Cuối cùng Fatima nhận ra, trước đây mỗi lần cô bé khóc xin thức ăn, tên gia chủ sẽ đánh đập em", anh viết.

Chia sẻ