Gần 1 tỷ người trên thế giới không được sử dụng nhà vệ sinh

Vân Anh( Theo ABC),
Chia sẻ

Có khoảng 2,4 tỷ người trên thế giới hiện không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đúng cách, hàng trăm trẻ em tử vong mỗi ngày vì vấn đề vệ sinh.

Một số nước phương Tây có những nhà vệ sinh rất cao cấp. Nhưng với 1/3 dân số, nhà vệ sinh sạch sẽ là một thứ xa xỉ. Con số được WHO và UNICEF công bố ngày 30/6.

Ngoài ra, trên thế giới có khoảng 1 tỷ người không có nhà vệ sinh. Họ phải đi vệ sinh “ngoài trời”. Điều đó dẫn đến hệ quả ô nhiễm nguồn nước, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Nguồn nước ô nhiễm gián tiếp gây suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em. Mỗi năm có khoảng 161 trẻ em bị tổn thương cả thể chất và tinh thần do ô nhiễm nguồn nước.
 
Khoảng 2,4 tỷ người trên thế giới không được sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ.

“Nếu tất cả mọi người không được sử dụng nhà vệ sinh đầy đủ, nguồn nước sẽ tiếp tục bị ô nhiễm, nhiều người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước.” – Giám đốc y tế công cộng của WHO, tiến sĩ Maria Neira, tuyên bố.

Cũng theo báo cáo từ Liên Hợp Quốc, kể từ năm 1990, đã có khoảng 2,1 tỷ người tiếp cận với điều kiện vệ sinh tốt hơn. Tuy nhiên, 2,4 tỷ người khác lại không hề nhận được điều đó, trong khi có khoảng 946 triệu người không có nhà vệ sinh như trên.

Ấn Độ là quốc gia có số người đi vệ sinh ngoài trời nhiều nhất, khoảng 640 triệu người. Nguyên nhân không phải do thiếu nhà vệ sinh mà do thói quen của người dân nơi đây. Ấn Độ dự định xây dựng 100 triệu nhà vệ sinh công cộng, tuy nhiên điều đó là vô ích nếu ý thức của người dân không thay đổi.


Gần 1 tỷ người hiện nay không có nhà vệ sinh và phải đi vệ sinh ngoài trời.

Mỗi năm có khoảng 700.000 trẻ em tử vong vì tiêu chảy, phần lớn trong số đó có thể được ngăn ngừa nếu điều kiện vệ sinh tốt hơn. 

Tính từ năm 1990, có thêm 2,6 tỷ người được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, khoảng 663 triệu người nghèo trên thế giới lại không nhận được sự thay đổi nào cả. Họ phải dùng nước quanh những đường ống nước bị vỡ, sử dụng nước trong ao tù đọng. Họ phải đi bộ quãng đường rất xa để đến nguồn nước sạch duy nhất. Thậm chí, ở đó còn có những kẻ “mafia nước” bắt họ phải nộp cả ngày lương chỉ để uống một cốc nước.
Chia sẻ