Vụ bé trai 3 tuổi tử vong vì mắc kẹt khi chơi cầu trượt ở trường mầm non: Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường như thế nào?

Minh Khôi,
Chia sẻ

Vụ việc bé trai 3 tuổi tử vong thương tâm vì mắc kẹt khi chơi cầu trượt ở trường mầm non đã khiến dư luận xôn sao. Vậy, sau khi xảy ra sự việc đau lòng trên, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và trường Mầm non Phù Lỗ thế nào?

Vụ bé trai 3 tuổi tử vong vì mắc kẹt khi chơi cầu trượt trong trường mầm non Phù Lỗ tiếp tục là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục. Vụ việc này khiến không chỉ dư luận xôn xao mà những bậc phụ huynh có con nhỏ còn vô cùng bất an, lo lắng.

Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, đây là sự việc hết sức đau lòng. Trong vụ việc này, đầu tiên cần lên án sự thiếu trách nhiệm của nhà trường và đặc biệt là giáo viên Chủ nhiệm.

Vụ bé trai 3 tuổi tử vong vì mắc kẹt khi chơi cầu trượt ở trường mầm non: Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường như thế nào? - Ảnh 2.

Th.s, Luật sư Đặng Văn Cường

Luật sư Cường cho biết, hậu quả chết người là hậu quả nghiêm trọng bởi vậy cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân và yếu tố lỗi để xem xét trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân có liên quan. Cần làm rõ em bé này thuộc lớp nào, lớp đó do ai phụ trách? Bé chơi cầu trượt từ khi nào? Tại sao không có cô giáo nào trông nom?

Vụ bé trai 3 tuổi tử vong vì mắc kẹt khi chơi cầu trượt ở trường mầm non: Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường như thế nào? - Ảnh 3.

Khu vực nơi xảy ra vụ việc. (Ảnh: Nhịp Sống Trẻ).

Nếu bé tử vong trong giờ học, cô giáo được giao trông nom lơ là thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả em bé bị “bỏ quên” trên cầu trượt rồi bị mắc kẹt rồi tử vong thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với giáo viên này. Người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS hoặc tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo điều 129 Bộ luật hình sự (nếu nạn nhân chết là do giáo viên vi phạm quy tắc trong việc trông nom, quản lý, giáo dục). 

Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau:

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 

 1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 

 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, luật sư Cường cho rằng, cơ sở giáo dục này còn phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân bao gồm tiền chi phí cứu chữa trước khi chết, tiền chi phí mai táng và bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định pháp luật. 

Nếu việc tiếp tục giáo dục không đảm bảo an toàn thì cũng cần tạm đình chỉ cơ sở giáo dục này để chấn chỉnh hoạt động, đảm bảo an toàn cho các em học sinh khác, tránh hậu quả đáng tiếc tương tự có thể xảy ra!

Trước đó, theo thông tin ban đầu, chiều 25/11, bé trai tên Đ.T. (học sinh lớp mẫu giáo 3 tuổi tại trường mầm non Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn) chơi cầu trượt trong khuôn viên nhà trường thì gặp sự cố, mắc kẹt nhưng không ai phát hiện ra.

Sau đó, một giáo viên phát hiện ra và hô hoán đưa bé đến phòng y tế của trường sơ cứu rồi chuyển lên bệnh viện cứu chữa.

Tuy nhiên, bé T. đã tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương sau đó.

Chia sẻ