Vì sao ngày xưa khi đỡ đẻ, bà đỡ luôn miệng giục người nhà đun nước sôi?

Trân Trân ,
Chia sẻ

Nếu là fan của phim cổ trang thì ắt hẳn bạn sẽ không dưới 1 lần được nghe câu “đun nước sôi” trong các phân cảnh sinh nở

Sinh con là một việc quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cả tính mạng người mẹ. Thời xa xưa, khi mà khoa học và y học chưa được phát triển như bây giờ thì người ta ví việc sinh nở của phụ nữ như “sống lại lần thứ hai”. Điều này cho thấy rằng để giúp phụ nữ vượt cạn thành công thì bà đỡ phải rất am hiểu về sinh nở và mát tay. 

Một trong những việc quan trọng đầu tiên khi bà đỡ đến nhà là bắt người nhà đun thật nhiều nước sôi. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, cùng tìm hiểu thêm về hành động cần thiết này nhé. 

1. Nước sôi để khử trùng dung cụ sinh nở (dao, kéo...)

do-de-1
(Ảnh: Internet)

Người xưa đã hiểu được tầm quan trọng của việc khử trùng trong y học, không chỉ khử trùng các cây kim trong châm cứu, mà người ta còn biết dùng nhiệt để khử trùng các dụng cụ khác. Cụ thể trong việc sinh nở là nước sôi sẽ giúp khử trùng chiếc kéo – vật dùng để cắt dây rốn của trẻ sơ sinh sau khi ra khỏi bụng mẹ. 

2. Nước sôi khử trùng, vệ sinh sản phụ

Trong quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ cần được lau chùi liên tục để sạch máu mà nguồn nước ngày xưa không đảm bảo được độ sạch, độ tinh khiết nên người ta đun sôi lên để diệt bớt vi khuẩn. Đồng thời nước nóng cũng giúp tẩy trùng đôi tay bà đỡ, giảm thiểu tối đa nhiễm trùng cho mẹ sau sinh. 

3. Tắm cho trẻ sơ sinh

Để tránh trẻ sơ sinh bị nhiễm phong hàn do nước lạnh, người ta cần nước nóng để lau chùi sạch các vết máu, phân...còn dính trên em bé khi vừa chào đời. 

4. Cơ chế nóng nở ra, lạnh co lại

do-de-2
(Ảnh: Internet)

Từ ngày xưa người ta đã hiểu được điều này, và dùng nước nóng để lau chùi sẽ dễ dàng khiến cổ tử cung mở ra, tạo điều kiện cho em bé lọt lòng dễ dàng hơn. 

5. Lau mồ hôi cho sản phụ

Trong quá trình rặn sinh, sản phụ sẽ mất nhiều sức và đổ mồ hôi, nếu sử dụng nước lạnh để lau chùi sẽ dễ nhiễm lạnh, gây bệnh. Bên cạnh đó, thân nhiệt không đủ ấm sẽ dễ dàng khiến cổ tử cung co lại, làm khó khăn hơn trong quá trình sinh nở. 

6. Tạo không khí dễ chịu

Hơi nóng của nước sẽ lan tỏa ra khắp căn phòng khiến căn phòng trở nên ấm áp hơn. Trong điều kiện không có điều hòa nhiệt độ hay quạt sưởi như ngày nay thì đây là một phương pháp rất hữu ích.

Quả thực là trong quá trình sinh nở thời xưa, không chỉ sản phụ mệt và hao tổn sức lực mà ngay cả bà đỡ cũng có phần vất vả và rất quan trọng. Trí tuệ của người xưa thật tuyệt vời phải không nào? 
(Tổng hợp)
Chia sẻ