Vì sao đất nước này được coi là "quốc gia tử thần" với những người thích chụp ảnh tự sướng?

Vân Anh,
Chia sẻ

Trong hơn 2 năm trở lại đây, trên thế giới ghi nhận 127 trường hợp tử vong vì chụp ảnh tự sướng thì chỉ riêng Ấn Độ đã có 76 trường hợp, chiếm quá nửa. Vì sao?

Nếu có một ngày bạn đến thăm đền Taj Mahal ở Ấn Độ, hãy nhớ chỉ ngắm thôi, đừng chụp ảnh bởi lẽ đã có rất nhiều người tử vong tại đây trong lúc cố chụp bức ảnh tự sướng hoàn hảo.

Theo một nghiên cứu mới do Đại học Carnegie Mellon đưa ra, Ấn Độ là quốc gia đứng đầu bảng “killfies” – chết do chụp ảnh tự sướng. Nếu như cả thế giới 127 ca tử vong tính trong 2,5 năm qua thì Ấn Độ đã lĩnh xướng hơn 50% với 76 ca. Đứng thứ 2, thật đáng ngạc nhiên là Pakistan với số người tử vong thấp hơn rất nhiều: Chỉ có 9. Mỹ hay Nga cũng chỉ có 8 – 6 ca tử vong tương ứng.
 
Cặp đôi Ấn Độ chụp ảnh selfie ở bờ biển. Phần lớn người tử vong khi chụp ảnh selfie ở Ấn Độ có liên quan đến nước.

Sự chênh lệch cực lớn cho thấy Ấn Độ quả không phải là quốc gia dành cho những bức ảnh tự sướng đẹp mắt. Theo nghiên cứu, 87% người chết tại Ấn Độ vì chụp ảnh tự sướng có liên quan đến nước.

Chỉ tính riêng 2015, Ấn Độ đã ghi nhận rất nhiều trường hợp tử vong vì chụp như: Chụp ảnh tự sướng quá sát với đoàn tàu hỏa đang đến và tử vong; Đang chụp ảnh thì lật thuyền rồi tử vong; Đang chụp ảnh trên vách núi để rồi ngã xuống thung lũng và tử vong hay đơn giản là chụp ở bờ sông cũng tử vong.

Một trường hợp khác gây phẫn nộ là một du khách Nhật Bản cố chụp ảnh với đền Taj Mahal cũng đã tử vong vì ngã. Thông thường, chị em phụ nữ là người tự sướng nhiều hơn nhưng thực tế thì nam giới lại là người chết nhiều hơn. Phần lớn người chết đều ở độ tuổi dưới 24.


Chỉ vì câu  like, nhiều thanh niên sẵn sàng mạo hiểm tính mạng.

Việc mạo hiểm mạng sống để chụp ảnh tự sướng được lý giải là do muốn câu like và comment để khẳng định bản thân trên Facebook mà thôi.

Chính quyền Ấn Độ đã quyết định cấm chụp ảnh selfies ở 16 địa điểm nguy hiểm tại quốc gia này. Tuy nhiên, có vẻ những điều đó không khiến các du khách giảm quyết tâm có một bức ảnh để đời.

Nguồn: AsiaOne
Chia sẻ