Vâng, tôi chính là bà mẹ chúi mũi vào điện thoại khi đi công viên cùng con đấy

Newben,
Chia sẻ

Đang tận hưởng cái không khí tuyệt vời với chiếc điện thoại trên tay, tôi phát hiện con trai mình có mâu thuẫn với vài người bạn. Rồi tôi lại cúi xuống, tiếp tục trả lời email trên điện thoại. Vô tình nhìn lên, tôi bắt gặp ánh mắt của một người mẹ đang đi dạo.

Vài năm trước, tôi đưa con đến công viên vui chơi. Đó là một ngày nắng đẹp, trời quang mây tạnh. Đang tận hưởng cái không khí tuyệt vời ấy với chiếc điện thoại trên tay, tôi phát hiện con trai mình có mâu thuẫn với vài người bạn. Rồi tôi lại cúi xuống, tiếp tục trả lời email trên điện thoại.

Vô tình nhìn lên, tôi bắt gặp ánh mắt của một người mẹ đang đi dạo.

Tôi nở nụ cười thân thiện nhất có thể.

Tôi nhận lại cái chau mày từ cô ấy.

Gì vậy? Chuyện gì xảy ra? À, cô ấy nhìn vì tôi đang chúi mũi vào điện thoại làm việc đấy.

Tôi nhún vai rồi hỏi: "Có chuyện gì à?".

Cô ấy liền đáp: "Tôi không sử dụng điện thoại khi ở cùng các con".

À, ra thế...

Thế là ý kiến của cô ấy "đè bẹp" suy nghĩ của tôi. Dù đã có mặt và chơi cùng con suốt cả buổi chiều, tôi lại để có ý kiến của một người lạ ảnh hưởng đến suy nghĩ, công việc của mình, thật lạ.

Ngày hôm sau, tôi và con trai lại ra công viên chơi. Một lần nữa, hai mẹ con lại được hít thở không khí trong lành, cùng chơi đùa vui vẻ. Tôi đã giấu điện thoại xuống đáy giỏ xách, dưới thức ăn, khăn giấy ướt. Và sau một giờ tập trung chơi với con, tôi nghe được tiếng chuông điện thoại quen thuộc. Có người gọi đến.

Tôi ghét cái cảm giác xấu hổ khi lấy điện thoại ra, ngồi xuống rồi kiểm tra, sau đó phải phản ứng nhanh với lượng công việc đang ập đến. Chắc chắn là những ông bố bà mẹ ở công viên đã phán xét tôi khủng khiếp lắm. Chắc chắn rằng đã có một mũi tên vô hình được bắn đến tôi, khẳng định tôi là một bà mẹ lơ là. Tôi len lén ngước mắt nhìn lên. Ồ, không ai chú ý đến tôi cả. Không ai quan tâm. Thậm chí con trai cũng vui vẻ chơi đùa cùng bạn nó và tôi tận dụng thời gian đó để tập trung vào công việc.

Tôi cũng rơi vào trạng thái tương tự, gần như co rúm người lại mỗi khi đưa điện thoại cho con trai trong lúc chúng tôi xếp hàng ở siêu thị hay ngân hàng. Đợi chờ là cực hình với bất kì ai nhưng với một đứa trẻ 3 hay 4 tuổi thì đó còn hơn một sự tra tấn. Vì thế, chiếc điện thoại là công thức để tôi đối phó với hàng dài rồng rắn và quản lý đứa trẻ con. 

Thằng bé lập tức bình tĩnh lại bởi nó có việc để làm. Bạn cho là tôi sẽ sung sướng tột độ khi thằng bé bình tĩnh hả? Không đâu. Tôi cảm thấy tội lỗi và xấu hổ lắm khi là một người mẹ xếp hàng cùng đứa con đang cầm chiếc điện thoại trên tay.

Sự xấu hổ tột đổ đó đều được tự tay tôi xây dựng nên. Chẳng có bố mẹ nào chê cười tôi cả. Ngay cả cái ngày vị phụ huynh kia bình luận về thói quen dùng điện thoại của cô ấy, tôi là người tự chĩa những lời đó về hướng mình, như một lời công kích. 

Vì thế, chúng ta thường tìm lỗi sai trong cách nuôi dạy con cái của mình. Chúng ta muốn nó phải thật hoàn hảo. Chúng ta muốn có được ngôi sao vàng, muốn mọi lựa chọn đều phải đúng và tất cả câu trả lời đều không được sai. Thời điểm chúng ta tự nghi ngờ, tự hỏi bản thân, đó là lúc chúng ta mở cửa cho cảm giác tội lỗi xâm lấn.

Me dung dien thoai
(Ảnh: Internet)

Với bất cứ lí do gì, công nghệ luôn được gắn liền với tội lỗi.

Chúng ta lo lắng về những thứ con xem và không xem. Chúng ta lo những trang web con có thể truy cập. Chúng ta lo lắng thời gian nhìn màn hình quá nhiều, chúng ta lo về game, chương trình TV và những điều được chia sẻ trên mạng.

Chúng ta lo lắng về điều mọi người nghĩ về mình - một bậc phụ huynh - nếu họ thấy con chúng ta chơi game hay xem video trên điện thoại, máy tính bảng. Cặp đôi ở nhà hàng đó có cho rằng mình lười biếng không? Những ông bố bà mẹ khác trong phòng chờ có nghĩ rằng chúng ta không biết cách trò chuyện với con không?

Nếu bạn vẫn mang cảm giác tội lỗi khi để con học và chơi với máy tính bảng, giờ đến lúc để cảm giác đó biến mất đi. Một cuộc khảo sát trực tuyến đã có kết quả rằng 59% bố mẹ không cảm thấy tội lỗi khi để một chiếc máy tính bảng, điện thoại thông minh đóng vai trò "vú em" để giải trí cho lũ trẻ. Không có cảm giác tội lỗi sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhàng cho những phụ huynh lớn tuổi hơn là trẻ tuổi.  Theo kết quả của cùng cuộc khảo sát đó, 71%bố mẹ ở độ tuổi 45 cảm thấy thoải mái khi cho con dùng thiết bị điện tử, so với 43% bố mẹ ở tuổi millennials (từ dùng để chỉ thế hệ đầu tiên lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội, là những người đang lớn lên và trưởng thành ở độ tuổi từ 18 – 35).

Tôi không phải là một chuyên gia trong việc kiểm soát cảm giác tội lỗi của bố mẹ mình nhưng đây là thứ tôi đã tìm ra, và hầu hết chúng đều giống nhau. Con chúng ta lớn lên trong thời đại tuyệt vời này - thời đại mà công nghệ thường ở trong tay chúng mỗi ngày. Chúng được tiếp xúc với những cách thức mới để học, để kết nối, để giải quyết vấn đề. Chúng không bị đe dọa bởi máy vi tính, máy tính bảng hay điện thoại mà xem đó như những công cụ.

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó xử khi lấy điện thoại ra đưa cho con giải trí khi ở nhà hàng. Nhưng hi vọng rằng cảm giác đó sẽ nhanh chóng biến mất. Những ông bố bà mẹ khác cũng làm thế. Chúng ta ở làm thế, nhiều cặp khác cũng làm thế. Lũ trẻ vẫn ổn thôi.

Tôi đã cho cảm giác tội lỗi khi để con dùng điện thoại giải trí ra đi bởi tôi thấy rằng máy tính bảng là chìa khóa cho tương lai của nó. 

Tôi cũng chẳng còn bất kì cảm giác xấu hổ nào khi chúi mũi vào điện thoại lúc ở công viên cùng con. Làm mẹ là làm nhiều thứ cùng một lúc, đó là một kỹ năng sống.

(Nguồn: popsugar)
Chia sẻ