Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần ngày càng ít, giờ là thời đại của những bữa ăn một mình cô độc

Imacho,
Chia sẻ

Người Hàn Quốc đang quen dần với trào lưu dùng bữa 1 mình, họ càng ngày sống khép kín và không có nhu cầu chia sẻ với người khác về cuộc sống của mình.

Cũng giống như hầu hết các quốc gia ở châu Á, Hàn Quốc xem trọng văn hóa gia đình quây quần bên nhau. Điều này được thể hiện qua việc con cái vẫn sống cùng nhà với bố mẹ và bữa cơm sáng, tối bắt buộc phải có mặt đông đủ các thành viên. Vậy nhưng, khoảng 3 năm trở lại đây, nét văn hóa sum vầy bên mâm cơm gia đình, cùng kể cho nhau nghe câu chuyện của mỗi người ngày càng phai nhạt, thay vào đó là những bữa cơm 1 mình, khi con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, học hành và không còn hứng thú với việc chia sẻ.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 1.

Người Hàn Quốc không có thói quen ăn sáng bên ngoài. Thay vào đó, họ chọn dùng bữa ở nhà với người thân trước khi mỗi người lên đường cho 1 ngày làm việc và học tập năng suất. Cũng giống như bữa sáng, bữa tối cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt gia đình của người Hàn Quốc. Theo dõi những bộ phim gia đình màn ảnh xứ kim chi, khán giả cũng có thể chứng kiến được những hình ảnh đó. Tại đây, mọi người cùng chia sẻ những câu chuyện thường ngày để từ đó thấu hiểu và rút ngắn khoảng cách với nhau hơn.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 2.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 3.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 4.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 5.

Bữa cơm của người Hàn Quốc thường rất hoành tráng với đủ các thể loại món ăn đảm bảo đầy đủ mọi tầng hương vị, được sắp xếp theo quy ước nhất định trên bàn ăn. Trong đó, không thể thiếu là cơm, canh và các món phụ (thường gọi là banchan), bao gồm kim chi và tương đậu. Họ chuẩn bị nhiều món ăn với màu sắc rực rỡ nhưng mỗi thứ chỉ 1 ít. Là đất nước chú trọng lễ nghĩa nên việc dùng bữa của người Hàn Quốc cũng có rất nhiều nguyên tắc cần phải tuân theo như ngồi theo thứ bậc từ lớn đến nhỏ, giữ tốc độ ăn bằng với người lớn trong nhà, không được rời bàn khi người khác chưa dùng xong…

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 6.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 7.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 8.

Đất nước phát triển đồng nghĩa với áp lực dành cho người dân xứ sở kim chi ngày càng lớn dần. Nhịp sống hối hả khiến con người không có thời gian dành cho bản thân, từ đây hình thành thói quen dùng bữa 1 mình, còn được gọi là "honbab".

Trước đây, trào lưu này phổ biến với sinh viên Hàn Quốc bởi họ thường gặp nhiều áp lực trong học tập, chuẩn bị cho trận chiến tranh giành công việc trong tương lai. Toàn bộ thời gian trong ngày của họ dành hết cho bài vở và trau dồi kỹ năng. Đối với sinh viên Hàn Quốc, dùng bữa cùng nhau là việc làm tốn thời gian và tiền bạc, họ thà ăn 1 mình còn hơn.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 9.

Văn hóa sum vầy trên bàn ăn của người Hàn Quốc: Cả nhà quây quần giờ đã lỗi thời, giờ là thời đại của những bữa ăn 1 mình - Ảnh 10.

Tương tự như người trưởng thành, sau khi nhận được công việc, họ buộc phải tiếp tục cố gắng để ít nhất có thể giữ vững vị trí của mình và tạo ra cơ hội thăng tiến về sau. Nhiều người tự nguyện rút ngắn thời gian ăn trưa, tận dụng để đăng ký những khóa học ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Trước đây, các hàng quán thường chỉ phục vụ nhóm đông người hoặc ít nhất 2 khách thì giờ họ làm riêng thực đơn dành cho những người ăn 1 mình. Các trung tâm cũng hỗ trợ hết mình bằng việc sắp xếp giờ học ngay trong giờ nghỉ trưa.

Bên cạnh đó, thói quen ăn 1 mình phổ biến hơn là do sự gia tăng của gia đình chỉ có duy nhất 1 nhân khẩu. Theo thống kê, số hộ 1 nhân khẩu ở Hàn Quốc vào năm 2000 là 15,5% dân số. Con số này tăng lên 27,1% năm 2015 và tiếp tục tăng trưởng đều đặn mỗi năm. Đây là hệ quả của việc giới trẻ không muốn kết hôn sớm và tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng cao. Trong số những hộ gia đình 1 nhân khẩu, có đến hơn 90% người chọn dùng bữa 1 mình.

Theo giáo sư Kwak Geum-ju, công tác tại Đại học quốc tế Seoul, mọi người dần cảm thấy chán ngấy với việc phải gặp gỡ người khác. Thay vào đó, họ muốn dành nhiều thời gian cho bản thân hơn. Ngoài chuyện dùng bữa, người Hàn Quốc giờ đây cũng vô cùng thoải mái khi uống rượu, xem phim, đi hát karaoke 1 mình.

Dù muốn hay không thì con người Hàn Quốc ngày càng tập quen dần với việc dùng bữa 1 mình. Họ ý thức được việc làm của mình gây ra nhiều tác hại đến mối quan hệ xã hội nhưng không thể làm cách nào khác bởi nó mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho cuộc sống. Bữa cơm gia đình từ đó cũng trở nên hiu quạnh hơn và chỉ có thể đông đủ vào mỗi dịp đặc biệt mà thôi.

(Nguồn: Tổng hợp)

Thống kê chỉ ra rằng hơn 50% các gia đình trẻ hiện nay thường xuyên ăn ở ngoài và rất khó để có một bữa cơm gia đình chung. Cuộc sống bận rộn, bữa cơm bên nhau cũng ít dần. Vậy bên cạnh những mâm cơm ngày giỗ, ngày Tết tại sao chúng ta không coi Ngày gia đình Việt Nam 28/6 là ngày để về nhà ăn cơm? Bữa cơm có thể giản dị nhưng là dịp để chúng ta sum họp bên nhau, chia sẻ khoảnh khắc yêu thương ấm áp.

bannervenhaancom

Chia sẻ