Vài thủ thuật nhỏ phòng tránh khô mũi ngày lạnh

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Chứng khô mũi thường gặp trong ngày lạnh dễ khiến cho cơ thể bị kích ứng và mắc cách bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như viêm mũi, viêm xoang... Làm thế nào để phòng tránh?

Mùa đông khí hậu khô, người ta thường cảm thấy khô mũi, ngạt mũi, đau mũi, hoặc thậm chí bị chảy máu mũi. Nguyên do bởi vì lớp niêm mạc mũi rất mỏng, đặc biệt dễ bị tổn thương. Khi gặp thời tiết lạnh và khô, lớp mao mạch trong niêm mạc bị khô, nên dễ bị đau và chảy máu. Chứng khô mũi cũng khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang... vô cùng khó chịu cho người lớn và nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Khi bị viêm mũi, viêm xoang, niêm mạc mũi bị sưng hay phì đại, đặc biệt là sưng và phì đại của khu vực gần vách ngăn mũi, làm chúng tăng chất nhầy, độ nhớt. Những chất nhầy này chảy ra gặp phải không khí khô lạnh, dễ bị đóng lại và tích lũy trong mũi, một thời gian dễ bị tắc khoang mũi, ảnh hưởng đến hơi thở.

Một vài thủ thuật dưới đây giúp bạn phòng tránh khô mũi trong mùa lạnh, từ đó hạn chế được việc mắc phải những chứng bệnh liên quan đến triệu chứng này.
 
1. Tránh kích thích bên ngoài
 
Tránh bụi, khí hoá chất độc hại hoặc kích thích mùi vị vào mũi. Bởi vì kích thích tiêu cực quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc mũi, xảy ra rối loạn khứu giác. Nhiệt độ thích hợp cho mũi là 32 độ C, quá nóng hay quá lạnh có thể  ảnh hưởng xấu đến chức năng của niêm mạc mũi.
 
Sử dụng khẩu trang sạch khi đi trong thời tiết lạnh giá hay những khu vực ô nhiễm là một cách bảo vệ mũi khỏi các kích thích bên ngoài. 
 
2. Đừng kích thích mũi
 
Ngoáy mũi không chỉ là hành động khó coi mà còn là một thói quen sức khỏe xấu. Nó có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.
 
Không khí quá khô và ô nhiễm không khí thường khiến cho hô hấp bị hạn chế, nếu mũi bị giảm kháng khuẩn sẽ dễ bị viêm xoang, cảm lạnh và các bệnh hô hấp khác.
 
Trong nhà nên thường xuyên mở cửa sổ thông gió để giữ cho không khí ẩm và lưu thông tốt. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi.
 
 Vài thủ thuật nhỏ phòng tránh khô mũi ngày lạnh 1
Ở bất kỳ mùa nào, việc rửa mặt bằng nước lạnh được ủng hộ vì giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh.
 
3. Cải thiện lưu thông trong mũi

Dù bất cứ mùa nào thì việc rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi cũng được ủng hộ. Bởi vì, nó giúp cải thiện lưu thông máu mũi, cải thiện khả năng chống cảm lạnh cũng như làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh.Ngoài ra, tập thể dục phù hợp không chỉ nâng cao thể chất, mà còn có lợi cho viêm mũi, viêm xoang được nhanh chóng phục hồi.

4. Không nên cắt hết lông mũi

Nghe có vẻ hài hước nhưng có một số người cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân khi để lông mũi nên đã cắt trụi nó. Nhưng bạn có biết mũi là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí bên ngoài, vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác động bên ngoài, chẳng hạn như bụi, khói... Những sợi lông mũi đảm nhân chức năng ngăn chặn này để bảo vệ khoang mũi, vì vậy không nên bị cắt bỏ.

5. Hỉ mũi (xì mũi) đúng cách

Những người bị cảm lạnh thường bị kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Hỉ mũi (xì mũi) giúp cho mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn tránh dùng lực quá mạnh khiến hai cơ đòn trên mũi bị tác động mạnh cùng lúc, ảnh hưởng đến chức năng mũi.Việc hỉ mũi nên nhẹ nhàng, tiến hành lần lượt đối với từng ống mũi, lần đầu thổi vào một bên, lần hai thổi phía bên kia.

Vài thủ thuật nhỏ phòng tránh khô mũi ngày lạnh 2
Hỉ mũi cũng phải đúng cách, bạn nên nhẹ nhàng và lần lượt tiến hành với từng ống mũi (Ảnh minh họa)

6. Chú ý vệ sinh và rửa mũi (đặc biệt với trẻ nhỏ)

Khi rửa mặt, một số người thường dùng khăn mặt ngoáy lỗ mũi, nhưng chỉ sạch vành ngoài, còn hốc mũi phía trong thì nhiều người chưa biết cách rửa.

Lý do bạn phải rửa mũi là do hoạt động hít thở thường xuyên liên tục, mà hốc mũi là nơi lọc không khí trước khi vào phổi, nên hốc mũi cũng là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm trong không khí như: vi rút, vi khuẩn, vi nấm, khí độc, bụi...

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, buổi sáng khi rửa mặt, buổi tối trước khi ngủ. Sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: tham gia giao thông, làm việc nơi nhiều hơi độc, khói bụi; nơi nhiều tác nhân gây bệnh (khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân; kiểm dịch động vật; chăm sóc vật nuôi; giết mổ gia súc gia cầm; tẩy độc môi trường, phun thuốc bảo vệ thực vật; sửa chữa, tẩy rửa xe cộ, máy móc, động cơ đốt trong...).

7. Phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá

Nghe có vẻ không liên quan nhưng phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá cũng có vai trò trong việc phòng chống khô mũi. Nguyên do bởi vì sự xuất hiện của mụn trứng cá bên trong có thể gây khó chịu ở mũi.Để ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trứng cá, bạn nên chú ý đến sức khỏe của da, để duy trì lưu thông thông suốt của các tuyến bã nhờn và nang tóc.
Lời khuyên: thường xuyên ăn nhiều rau quả, ăn ít hoặc không ăn thức ăn cay, ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe tốt cho làn da.


Viêm mũi teo còn gọi là viêm mũi thối, Đông y gọi là "tị cả" (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mãn tính đặc thù tiến triển chậm
Vài thủ thuật nhỏ phòng tránh khô mũi ngày lạnh 3
 
Chia sẻ