Vài lời khuyên từ cô tạp vụ: "Trong môi trường công sở, đừng bao giờ mặc định ai đó phải có nghĩa vụ giúp đỡ mình!"

Old Fashioned,
Chia sẻ

"Tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng: Ở trong công ty, dù làm ở vị trí nào đi chăng nữa, ai cũng như ai, đều làm công ăn lương như nhau nên đừng bao giờ mặc định nghĩ rằng, ai đó phải có nghĩa vụ giúp đỡ mình".

Tôi - một người đàn bà trung niên đã làm công việc tạp vụ trong môi trường văn phòng được hơn 10 năm. Có lẽ, với nhiều cô cậu trong môi trường này, tôi chỉ là một cá nhân mờ nhạt không đáng đến nhắc đến. Tôi không có trình độ cao, không hiểu biết rộng và (rất có thể) cũng không khéo léo trong việc ăn nói.

Tuy nhiên, tôi đã sống đủ lâu để thuần thục những cái gọi là giá trị cơ bản của một con người bình thường, bao gồm tử tế và "biết điều" mà chưa chắc bất kỳ dân văn phòng giỏi giang nào cũng có thể hiểu và làm được. Thật mâu thuẫn làm sao!

temlate1

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những mặt trái, về các vấn đề thường ngày trong môi trường công sở tưởng bình thường nhưng rất lắm thị phi này dựa theo kinh nghiệm và quan sát của tôi suốt hơn chục năm qua.

Từ câu chuyện chờ cửa thang máy: Đừng bao giờ nghĩ người khác phải có nghĩa vụ giúp đỡ mình!

Đầu tiên, tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng: Ở trong công ty, dù làm ở vị trí nào đi chăng nữa, nhân viên mới, nhân viên cũ hay người làm tạp vụ, bảo vệ,... ai cũng như ai, đều làm công ăn lương như nhau nên đừng bao giờ mặc định nghĩ rằng, ai đó phải có nghĩa vụ giúp đỡ mình.

Và lời xin lỗi, lời cảm ơn rất quan trọng, nếu chưa làm được thì đừng mong được người khác yêu quý và nâng đỡ trong những chuyện vặt vãnh thường ngày hoặc lớn hơn là trên con đường thăng tiến.

aaa

Ví dụ thực tiễn mà tôi rất thường gặp, đó chính là việc tôi lau dọn các tầng trong công ty, cũng hay di chuyển thang máy lên xuống. Những khi ấy tôi thường bị các nhân viên công ty (đặc biệt là phụ nữ) ra hiệu chờ cửa thang máy để họ đi cùng.

Tất nhiên, việc này chẳng có gì đáng nói nếu họ không bắt tôi đợi quá lâu, trong khi họ thì đứng bên ngoài "tám" nốt câu chuyện đang dở dang với đồng nghiệp hoặc có khi còn chỉnh lại dây giày hoặc chạy ngược vào toilet lấy thỏi son để quên ban nãy,...

Tôi không vội, tôi vẫn chờ, tuy nhiên cuối cùng tôi chỉ nhận lại được thái độ dửng dưng như là hành động chờ thang máy cho nhân viên công ty là nghĩa vụ mà tôi buộc phải làm. Không một lời cảm ơn, không một hành động cúi chào. Trong khi tôi bằng, có khi còn lớn hơn tuổi phụ huynh của họ.

Thậm chí có lần, vì không kịp nhấn nút chờ cửa, thang máy cứ thế khép mà đi. Hôm sau gặp lại cô nhân viên ấy, cô ném cho tôi một cái liếc xéo như muốn xé toạc tôi ra, như là tôi đã làm điều chi rất có lỗi với cô ấy. Tôi chỉ biết cười trừ.

207845

Mối quan hệ bền vững nhất, theo tôi là mối quan hệ tương kính

Ý tôi ở đây không hẳn yêu cầu mọi người phải tôn trọng tôi chỉ vì tôi già, mà cái tôi ám chỉ là thái độ lịch sự và "biết điều" của mỗi cá nhân. Nếu thay tôi bằng một ai khác, thì hành động bắt người khác phải chờ cửa thang máy quá lâu, xong chẳng biết nói lời cảm ơn là một hành động vô cùng kém duyên ở bất cứ nơi đâu chứ chẳng riêng môi trường công sở.

Như tôi đã nói ban đầu, xin đừng nghĩ rằng người khác phải có nghĩa vụ giúp mình trong trường hợp nào đó. Nghĩa vụ gì ở đây? Người ta giúp mình là người ta quý mình hoặc đơn giản chỉ là lịch sự với mình. Đáp lại việc đó, hãy mở đầu bằng lời cảm ơn hoặc xin lỗi tùy trường hợp. Đây là "biết điều" và là cái khéo léo tối thiểu cần có của mỗi cá nhân.

iStock_000045320296_Medium

Không chỉ riêng việc chờ cửa thang máy, mà trong nhiều trường hợp khác như nhờ đồng nghiệp đi lấy đồ giúp, nhờ mua hộ cốc nước cam, nhờ bác bảo vệ dắt xe giùm, nhờ bạn nhân viên mới in tài liệu giúp,... cứ hễ là "nhờ" thì phải biết "cảm ơn".

Mối quan hệ bền vững nhất, theo tôi là mối quan hệ tương kính. Chỉ khi hiểu được cách tri nhận dân công sở mới có bước đệm vững chắc trên con đường thăng tiến sự nghiệp.

Kể đến đây thôi, rồi tôi sẽ quay lại và tiếp tục kể cho bạn về những câu chuyện khác…

Chia sẻ