Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh phụ khoa đáng báo động ở Việt Nam

Quang Vũ,
Chia sẻ

Trước số liệu đáng báo động - mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong vì ung thư cổ tử cung (UTCTC), hàng loạt mẹ thông thái như Phan Hồ Điệp, Trần Kim Hoàng… đã đồng loạt bày tỏ sự lo lắng về căn bệnh phụ khoa phổ biến thứ 2 tại Việt Nam này.

Phụ nữ - Đối tượng gánh chịu nhiều "bất công"?

Dường như những số liệu đáng báo động về căn bệnh ác tính- UTCTC cùng với câu hỏi chân thành đã khơi lòng chị Phan Hồ Điệp - mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam. Thông qua dòng trạng thái gần đây trên trang cá nhân, chị đã chia sẻ về chủ đề "Mẹ có thích làm phụ nữ?". Chị viết: "Hồi thanh niên khi phải đối mặt với những cơn đau lăn lộn hàng tháng, mẹ chỉ ước là mẹ sẽ thành đàn ông nếu có kiếp sau."

Quả thật, từ xưa đến nay, phụ nữ dường như là đối tượng phải gánh chịu nhiều "bất công" trong cuộc sống, từ trách nhiệm mang nặng đẻ đau, đến cả những căn bệnh mà "chỉ phụ nữ mới gặp", điển hình là UTCTC. Theo BS. Lê Văn Hiền, Tổng Thư ký Hội Sản Phụ Khoa TPHCM, HPV có nguy cơ mắc phải cả ở nam và nữ, ở người nam, vi-rút HPV dễ đào thải và ít nguy cơ gây ra các loại ung thư. Ngược lại, ở cơ thể phụ nữ, nhiễm dai dẳng HPV nguy cơ cao có thể dẫn

đến UTCTC.

Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh phụ khoa đáng báo động ở Việt Nam - Ảnh 1.

Những dòng tâm sự của Phan Hồ Điệp đang nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng

Vất vả là vậy, những người phụ nữ vẫn không muốn từ bỏ thiên chức làm mẹ, vì có con thực sự là một điều quý giá trên đời. Phan Hồ Điệp viết: "Khi có con rồi, mẹ lại mong mẹ vẫn là phụ nữ. Chỉ có phụ nữ mới có đặc quyền giữ con làm của riêng trong bụng mình 9 tháng 10 ngày. Như cách mà mẹ đã mang em. Và nếu có kiếp sau, mẹ cũng xin mẹ vẫn là mẹ của em".

Dòng tâm sự đã nhận được sự đồng cảm mạnh mẽ từ các chị em phụ nữ. Con cái quả thật chính là tài sản quý báu nhất của mỗi người mẹ, đồng thời cũng là động lực để người mẹ đấu tranh, tự bảo vệ bản thân mình.

Đồng cảm với Phan Hồ Điệp, Trần Kim Hoàng cũng chia sẻ về tầm quan trọng của hai đứa con trong cuộc đời mình: "Pôn và Cuco như 2 liều thần dược tiếp thêm sức mạnh cho mình. Mình thấy mình được yêu và thật là quan trọng, chỉ khi mình khỏe mạnh thì các con mới vui."

Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh phụ khoa đáng báo động ở Việt Nam - Ảnh 2.

Con cái là món quà tuyệt vời nhất với mỗi phụ nữ.

Đừng vì một chút lơ là mà để lại muôn vàn nuối tiếc

Dù hiểu rõ sự quan trọng và quý giá của thiên chức làm mẹ, nhiều phụ nữ Việt vẫn chủ quan với sức khoẻ của chính mình. Hiện nay, chỉ có 1/10 phụ nữ Việt tham gia sàng lọc UTCTC - căn bệnh có khả năng cướp đi tính mạng và khả năng làm mẹ của phụ nữ. Dưới những lý do quen thuộc: "Không có thời gian", "chưa thực sự cần thiết"... phụ nữ hời hợt với việc khám và kiểm tra sức khoẻ, để rồi đôi lúc phải nuối tiếc muôn vàn. Theo TS. BS. Lê Quang Thanh – Giám Đốc Bệnh Viện Từ Dũ, một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao vì bệnh nhân ở Việt Nam đi khám trễ. Đó là vì họ chưa quan tâm đến việc khám phụ khoa định kỳ và sàng lọc UTCTC cũng như chưa hiểu biết đầy đủ về việc chọn xét nghiệm sàng lọc để phát hiện nguy cơ ung thư CTC ngay cả khi chưa có tổn thương tiền ung thư ...

Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh phụ khoa đáng báo động ở Việt Nam - Ảnh 3.

Chỉ cần dành ra vài tiếng đồng hồ kiểm tra, xét nghiệm định kỳ, phụ nữ hoàn toàn có thể thoát khỏi nguy cơ mắc UTCTC. Hơn thế, việc xét nghiệm hoàn toàn đơn giản và không gây đau đớn.

Một trong những phương pháp xét nghiệm tối ưu nhất được Chủ tịch Hội Sản Phụ Khoa Tp. HCM - PGS. TS. Vũ Thị Nhung tư vấn cho chị em phụ nữ là xét nghiệm HPV DNA. Xét nghiệm đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý thuốc & thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) và Bộ Y tế Việt Nam để sàng lọc UTCTC đầu tay cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Xét nghiệm HPV DNA có độ đặc hiệu từ 92-96%, độ nhạy lên đến 92%, giúp phụ nữ sớm phát hiện nguy cơ bị mắc UTCTC để kịp thời đối phó. Đặc biệt, quá trình lấy mẫu để làm xét nghiệm HPV DNA rất đơn giản không hề gây đau đớn.

"Cuộc đời có bao lâu mà hững hờ". Ngay trước khi muốn hi sinh, hết mình vì chồng, vì con, phụ nữ hãy yêu thương và bảo vệ chính bản thân mình, bắt đầu từ việc chăm sóc sức khoẻ, định kỳ khám và sàng lọc UTCTC bằng xét nghiệm HPV DNA.

Tìm hiểu thêm về UTCTC tại: http://bit.ly/UngtHuCtC

Chia sẻ