BÀI GỐC Chồng đáp lại "Con lấy vợ chứ không lấy osin" khiến mẹ chồng tôi bẽ bàng còn tôi thì bật cười vì sung sướng

Chồng đáp lại "Con lấy vợ chứ không lấy osin" khiến mẹ chồng tôi bẽ bàng còn tôi thì bật cười vì sung sướng

Kệ thôi, có chồng tốt tội gì mà không hưởng, mọi người nhỉ?

3 Chia sẻ

Từng sống cuộc đời ôsin đầy tủi nhục để được đi học, tôi bật khóc khi đọc bài báo về thành công của H'Hen Niê

Cúc Họa Mi,
Chia sẻ

Đến bây giờ dù mọi chuyện đã qua đi, nhưng tôi chưa bao giờ quên những đắng cay tủi nhục mà mình từng chịu.

"Con sẽ lấy chồng nhưng bây giờ cho con đi học" là câu nói của H'Hen Niê, và cũng là câu nói của tôi 20 năm về trước. Khi ấy tôi còn là cô bé 15 tuổi, nhà nghèo và ham mê con chữ. Từ vùng đất năm nào cũng đón ít nhất một trận lũ của Hà Tĩnh, tôi khát khao được học và thay đổi cuộc đời. Chưa bao giờ tôi muốn ở nhà lấy chồng và hy vọng vào những mảnh ruộng có nguy cơ trôi theo nước lũ như ba mẹ tôi.

Năm ấy ba tôi đã gạt nước mắt, gửi tôi ra nhà bác họ ở Hà Nội ở để giúp việc cho quán ăn nhà bác, đồng thời bác hứa sẽ cho tôi ăn học đầy đủ. Hơn nữa, nếu tôi đỗ đại học bác sẽ cho tôi tiền học phí. Cái cần câu ấy đã đưa cuộc đời tôi sang một trang mới. Tôi ra đi từ bến xe khách Hà Tĩnh, ba tôi đứng vẫy tay mãi cho đến khi xe đi khuất. Còn tôi bơ vơ và ngơ ngác như một con bò lạc mẹ theo chân bác từ bến xe Giáp Bát về nhà.

Hà Nội quá khác biệt so với quê tôi, người đông hơn và xa lạ. Đúng lời hứa, bác tôi đã xin cho tôi học một trường cấp ba công lập gần nhà. Ngoài buổi sáng đi học, tôi quần quật rửa bát, bưng bê, dọn dẹp trong quán ăn gần bến xe. Tối khuya khi cửa hàng ăn đóng cửa, tôi mới lê thân xác mệt mỏi đi tắm và học vội vàng. Chưa bao giờ tôi than vãn, vì tôi biết tiền ăn học và hai bộ quần áo mỗi mùa cho tôi cũng là gánh nặng của bác.

Từng sống cuộc đời ôsin đầy tủi nhục để được đi học, tôi bật khóc khi đọc bài báo về thành công của HHen Niê - Ảnh 1.

Những trận đòn roi đã hằn lên lưng tôi vết sẹo không bao giờ mất được. (Ảnh minh họa)

Không như cô H'Hen Niê đi làm giúp việc cho một gia đình tri thức, được yêu quý vì sự chăm chỉ và thật thà, được dạy cách chăm trẻ, cách vợ chồng ứng xử với nhau cho êm ấm… Tôi ngập trong tiếng mắng chửi và những cái bạt tai vì bưng bê chậm, rửa bát chậm và sạch quá yêu cầu, bật đèn học trong khi người nhà muốn đi ngủ… Những trận đòn roi đã hằn lên lưng tôi vết sẹo không bao giờ mất được.

Dù cho sống trong cuộc sống bạo hành, tôi vẫn giữ được khả năng vươn lên của con gái Hà Tĩnh. Tôi tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, giờ ra chơi ở lớp tôi luôn dành để làm trước bài tập về nhà. Tôi nói giọng quê mùa và ăn mặc cũ rích nên không có bạn bè. Trừ một bạn nam người Bắc Ninh lên trọ học là có thể nói chuyện đôi ba câu.

Năm tháng qua đi, tôi thi đỗ cao đẳng y và tiếp tục đi học. Ba tôi đã mất, gánh nặng nuôi ba đứa em nhỏ khiến mẹ tôi ốm đau. Nhà trường có thể miễn phí tiền ở ký túc xá vì tôi là con em hộ nghèo, nhưng tiền ăn, tiền sách vở cũng là quá lớn. Tôi lại cắn răng ở lại nhà bác họ, đi chiếc xe đạp cọc cạch đến trường mỗi sáng và tất tưởi quay về làm việc nhà ngay khi vừa tan học.

Chồng tôi, chính là người bạn năm xưa. Anh có công việc kỹ sư với mức lương hơn 10 triệu. Anh đã quỳ gối xin bố mẹ chấp nhận tôi – một cô gái Hà Tĩnh nghèo làm o sin đã tốt nghiệp cao đẳng y. Bố anh đã xin cho tôi vào làm trạm y tế quận tại Hà Nội và tổ chức đám cưới cho chúng tôi.

Chưa bao giờ vợ chồng tôi quên được cảnh trước ngày cưới, tôi vẫn phải rửa những mâm bát cao ngất và lấm lem trong đủ thứ mùi thức ăn thừa. Anh đi chiếc xe Dream cũ trước đợi trước cửa. Tôi đã nợ bác tôi một tấm bằng cao đẳng để làm hành trang cuộc đời, vì vậy tôi vẫn luôn muốn rửa sạch bát cho đến giờ phút cuối cùng còn sống nhờ trong ngôi nhà này.

Từng sống cuộc đời ôsin đầy tủi nhục để được đi học, tôi bật khóc khi đọc bài báo về thành công của HHen Niê - Ảnh 2.

Tôi chưa bao giờ quên ơn người đã nuôi tôi ăn học, nhưng cũng không quên những trận đòn roi. (Ảnh minh họa)

Khi ra cửa, tôi ôm bác cảm ơn nhưng bác lạnh lùng đẩy ra: "Sống tốt, và đừng quên bác đã cho mày ăn học. Dù tao nóng tính hay có đánh mày, cũng vì tao thương mày". Tôi khóc và không quên nói cảm ơn.

Hơn mười năm trôi qua kể từ khi chúng tôi kết hôn. Giờ đây, bằng tình yêu của anh, những vết sẹo của tôi đã bớt đau. Chúng tôi có hai đứa con. Tôi chưa bao giờ quên ơn người đã nuôi tôi ăn học, nhưng cũng không quên những trận đòn roi. Mỗi năm tôi về thăm bác một lần, gửi quà Tết rồi đi ngay bởi tôi sợ những tiếng chửi mắng văng vẳng trong ngôi nhà đấy.

Tôi chia sẻ câu truyện của mình để mỗi bạn trẻ xuất thân từ mảnh đất nghèo thấy rằng, chúng ta có thể thành công nếu kiên trì vượt qua khó khăn. Có những người đã sống được và có một gia đình hạnh phúc như tôi. Tuyệt vời hơn, có những cô gái đã từ bỏ nương rẫy và việc lấy chồng sớm để làm rạng danh quê hương như H'Hen Niê.

Chia sẻ