Tự ý cắt núm bình để sữa chảy nhanh hơn, bảo mẫu lương 50 triệu/ tháng suýt đẩy bé sơ sinh đến cửa tử

Phương Nguyễn,
Chia sẻ

Người cha không ngờ rằng đằng sau bình sữa mà bảo mẫu dùng cho con hàng ngày lại chứa đựng một bí mật kinh khủng khiến con anh suýt mất mạng.

Suýt mất con vì bảo mẫu tự cắt núm ti cho... sữa chảy nhanh

Cựu diễn viên Singapore – anh Joshua Ang, 30 tuổi đã chia sẻ câu chuyện ác mộng của gia đình mình khi chỉ suýt chút nữa anh đã vĩnh viễn mất đi đứa con trai bé bỏng chưa tròn 1 tuổi.

Giống như nhiều bậc cha mẹ lần đầu có con, Joshua cũng luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bé. Vì thế anh không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn để thuê bảo mẫu hỗ trợ vợ trong việc chăm sóc con. Bảo mẫu anh chọn là một người phụ nữ có 12 năm kinh nghiệm với mức lương thỏa thuận là hơn 50 triệu đồng một tháng.

4

5

Cậu bé mới hơn 1 tuần tuổi nhưng đã bị đẩy vào cửa tử do bảo mẫu vô tâm và lười biếng.

Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu làm việc, Joshua cho biết người bảo mẫu đã bộc lộ những tính xấu như lười biếng, bảo thủ, săm soi và hay tọc mạch. Anh cho biết: "Kể từ ngày làm việc đầu tiên, bà ấy chưa bao giờ làm theo hướng dẫn của chúng tôi. Bà ấy thích cho Jed ăn sữa công thức vì lười và dễ hơn thay vì dùng nguồn sữa mẹ dồi dào của vợ tôi - Shannon. Điều đặc biệt hơn đó chính là vị bảo mẫu này khăng khăng đòi cho Jed ăn nhiều để con có thể ngủ lâu hơn và bà ta được nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong khi đó các bác sĩ Nhi khoa đã khuyến nghị tôi chỉ nên cho con ăn 60ml/lần, còn bà thì đã cho ăn ít nhất 120 - 150ml/lần".

Chỉ 1 tuần sau khi được bảo mẫu chăm sóc, tai họa đã ập đến với cậu bé Jed. Joshua phát hiện ra cậu con trai mình thở nặng nề, quấy khóc nhưng bảo mẫu chỉ khuyên vợ chồng không nên lo lắng thái quá, thằng bé chỉ đang "giả vờ" mà thôi. Sau đó, Jed bắt đầu tím tái, sốt gần 39 độ, bé không thể khóc thành tiếng to nên hai vợ chồng liền hốt hoảng đưa Jed vào viện cấp cứu. Sau khi được bác sĩ thăm khám, cậu bé Jed được chẩn đoán bị viêm phổi vì hít phải sữa do sặc sữa.

Viêm phổi hít là một dạng nhiễm trùng phổi xảy ra do một lượng lớn tuơng đối vật chất từ dạ dày hoặc miệng đi vào phổi hai bên. Triệu chứng thường gồm sốt và ho xảy ra tuơng đối cấp tính. Biến chứng có thể có áp-xe phổi.

Tình trạng của Jed dần trở nên tồi tệ hơn, bé không thể cắt cơn sốt, nồng độ oxy tiếp tục giảm, ngực bắt đầu phình ra, viêm phổi đã dẫn đến tràn khí màng phổi và tạo thành một lỗ thủng trong phổi.

Mọi việc tưởng chừng đi vào ngõ cụt nhưng may mắn thay, ít ngày sau đó, bé Jed có dấu hiệu hồi phục, lỗ thủng ở phổi của Jed đã lành. Cậu bé dần dần ổn định sức khỏe và có thể bú sữa. Sau hàng tuần dài ở bệnh viện, cuối cùng vợ chồng Joshua Ang cũng thể đưa con về nhà.

6

8

7

Thật may khi phép màu đã đến với cậu bé.

Sau khi đưa con trở về nhà, vợ chồng anh Joshua đã phát hiện ra sự thật kinh hoàng rằng nữ bảo mẫu đã cắt phần núm của bình sữa để sữa chảy nhanh hơn khiến bé Jed bị sặc sữa. "Chúng tôi đã đi kiểm tra các bình sữa thì bất ngờ phát hiện núm vú bị cắt một lỗ rộng vừa để nhét ống hút qua. Thật sự ngoài sức tưởng tượng. Đến bác sĩ cũng phải sốc khi biết lượng sữa bé được bà vú nuôi cho ăn và cách mà bà ép bé phải ăn", Joshua cho hay.

14

Cha mẹ cần lắng nghe con và làm theo bản năng của mình thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào người trông giữ trẻ.

4 không để đảm bảo an toàn khi cho trẻ bú bình:

- Không tự cắt hoặc đục lỗ núm bình sữa: Một số cha mẹ tự cắt hoặc chọc núm bình cho to thêm để bé bú được nhiều hơn. Việc làm này có thể gây nguy hiểm bởi cha mẹ không thể kiểm soát được lượng sữa chảy ra nên bé có thể bị sặc sữa.

- Không ép con uống hết bình sữa: Không giống như khi bú mẹ là trẻ có thể tự điều chỉnh lượng sữa trẻ muốn ăn, trái lại khi bú bình, cha mẹ có xu hướng ép bé uống hết phần sữa trong bình kể cả khi trẻ đã no. Điều này hoàn toàn không nên bởi nguy cơ trẻ sẽ bị ăn quá no, lâu dài có thể mắc béo phì và các bệnh về tiêu hóa.

- Không để bé ngậm bình đi ngủ: Cha mẹ không nên để bé ngậm bình sữa đi ngủ bởi nguy cơ sâu răng rất cao, và nếu bình rơi ra dễ làm bé giật mình.

- Không để bé tự uống 1 mình: Mặc dù bé đã đủ lớn và có thể tự giữ bình sữa để uống, nhưng cha mẹ không nên bỏ mặc để bé tự uống 1 mình bởi nguy cơ bé bị sặc vẫn có thể xảy ra. Vì vậy bé vẫn cần có sự giám sát của cha mẹ

Nguồn: Parent

Chia sẻ