Từ rác thải nhựa trên khắp thế giới, nghệ sĩ thị giác đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật khiến ai cũng phải xuýt xoa trầm trồ

Negroni,
Chia sẻ

Những tác phẩm từ nhựa đem đến một cái nhìn ấn tượng nhưng cũng truyền tải những câu chuyện khiến người xem phải bàng hoàng.

Chắc hẳn cộng đồng mạng ít nhiều cũng đã nghe đến danh tiếng của nghệ sĩ thị giác Benjamin Von Wong. Các tác phẩm siêu thực của anh hầu hết đều tập trung vào vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Anh hiện đang sinh sống tại Canada nhưng hoạt động nghệ thuật ở khắp nơi trên thế giới.

Theo những gì Benjamin Von Wong tiết lộ, anh cho rằng ô nhiễm nhựa là một chủ đề nhàm chán và được nhắc đến quá nhiều trong thời điểm hiện tại, vì thế anh tìm cách làm cho nó trở nên thú vị hơn. Trong những dự án về ô nhiễm môi trường, dự án "Nàng tiên cá ghét nhựa" đã trở thành một chủ đề nổi tiếng và truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều người trên khắp thế giới.

Với một số lượng rác thải nhựa khổng lồ, ai nhìn thấy cũng sẽ cảm thấy kinh ngạc, Von Wong đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo và thú vị. Có rất nhiều tình nguyện viên đã tham gia dự án này và giúp Von Wong chuẩn bị khoảng 10.000 chai nhựa để tạo bối cảnh.

Tự rác thải nhựa trên khắp thế giới, nghệ sĩ thị giác đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật khiến ai cũng phải xuýt xoa trầm trồ - Ảnh 1.

Số nhựa được tình nguyện viên gom nhặt được

15538237_1768720993380839_8936697525490941952_n

Nàng tiên cá nhằm gọn trong đống rác thải nhựa

15538255_1649885211975615_1619735383975657472_n

Tác phẩm của Von Wong trở nên vô cùng ấn tượng với những chai nhựa đầy màu sắc

15538744_235183726912326_1037188160502628352_n

Hàm chứa những nội dung về biến đổi khí hậu, tác phẩm nàng tiên cá nhựa đã khiến nhiều người phải giật mình

15624468_520800981445338_1508560580720459776_n

Một trong những tác phẩm ấn tượng của Von Wong

Bên cạnh đó, có khoảng 168.000 chiếc ống hút nhựa đã được thu thập trong 6 tháng để đưa vào dự án "Rẽ sóng biển nhựa". Những ống hút màu xanh lam, xanh lá cây và đen được sử dụng cho phần dưới, màu trắng được đặt lên trên cùng của cơn sóng, trong khi màu cam và màu vàng tượng trưng cho cát.

Đây cũng là dự án được Von Wong lựa chọn Việt Nam là địa điểm thực hiện và trình diễn vào đầu năm nay tại TP. HCM.

Tự rác thải nhựa trên khắp thế giới, nghệ sĩ thị giác đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật khiến ai cũng phải xuýt xoa trầm trồ - Ảnh 2.

Dự án được tiến hành tại Việt Nam vào đầu năm 2019

49858084_571383416673815_7463667916551742111_n

Với những chiếc ống hút màu sắc, tác giả và các tình nguyện viên đã tạo ra một khung cảnh hoành tráng

49858762_2225215011071078_6552327027604755705_n

Và những tác phẩm nhiếp ảnh độc đáo ra đời

49907509_285202305737372_7793778823868251608_n

Khoảng 168.000 chiếc ống hút nhựa được thu thập cho dự án này

50151558_1872517709541028_4606871638499008121_n

Phải mất đến 6 tháng để có thể hoàn thành được dự án

Với dự án "Plastikophobia", nó khiến người xem phải cảm thấy sợ hãi về số lượng cốc nhựa đang tồn tại ở đại dương. Các tình nguyện viên đã thu thập 18.000 cốc nhựa trong 1,5 ngày và dành 28 giờ để làm sạch chúng. Sau đó, họ biến những chiếc cốc cũ thành một hang động pha lê nơi mọi người có thể chụp những bức ảnh ấn tượng và truyền bá nhận thức đến toàn cầu.

Tự rác thải nhựa trên khắp thế giới, nghệ sĩ thị giác đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật khiến ai cũng phải xuýt xoa trầm trồ - Ảnh 3.

51132331_2308324329443796_6788420851177171470_n

Tác phẩm này được tạo nên bởi vô số cốc nhựa thải ra mỗi ngày

52905195_157470275255240_4519898755656410765_n

Từ những chiếc cốc nhựa, Von Wong đã tạo ra những tác phẩm vô cùng ấn tượng

53512224_429095461186577_583084746882784701_n

Tình nguyện viên phải thu thập đến 18.000 chiếc cốc nhựa cho dự án này

Trong dự án "Xe tải nhựa", nhóm tình nguyện đã thu thập hơn 10.000 món đồ nhựa và buộc tất cả lại với nhau bằng dây câu. Một số tình nguyện viên đã phải đứng ở những vị trí cố định để giữ cho mọi thứ không bị trôi đi.

Theo Greenpeace, cứ mỗi phút sẽ có một xe tải chở đầy nhựa chìm xuống đại dương. Với dự án này, Von Wong muốn tiếp cận các tổ chức và khuyến khích họ không sản xuất quá nhiều sản phẩm nhựa. Dự án cũng cho thấy rằng với bất kì sự nỗ lực cá nhân nào cũng không bao giờ là đủ nếu không có sự thay đổi từ chính nguồn sản xuất nhựa.

Tự rác thải nhựa trên khắp thế giới, nghệ sĩ thị giác đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật khiến ai cũng phải xuýt xoa trầm trồ - Ảnh 4.

Số chai lọ được dùng cho dự án "Xe tải nhựa"

35574323_1720331324702011_4348411953476009984_n

Những sản phẩm nhựa được nối với nhau bằng dây câu

35999505_382531402270214_2168452717721157632_n

Theo Greenpeace, cứ mỗi phút sẽ có một xe tải chở đầy nhựa chìm xuống đại dương

41869640_480865159096451_8043140294970009090_n

Nhóm tình nguyện đã thu thập hơn 10.000 món đồ nhựa và buộc tất cả lại với nhau bằng dây câu

41958744_243020022993243_2553589525196525236_n

Một trong những bức ảnh ấn tượng trong dự án Xe tải nhựa của Von Wong

Những tác phẩm nghệ thuật từ nhựa của Von Wong là tổng hòa của những nỗ lực sắp đặt, nhiếp ảnh, thiết kế, ý tưởng để tạo nên những câu chuyện sâu sắc khiến người xem phải bàng hoàng về biến đổi khí hậu và nhìn lại cuộc sống của chính mỗi người ở thời điểm hiện tại.

(Theo Instagram và BS)

Chia sẻ