Trung Quốc: Báo động tình trạng trẻ em béo phì tăng vọt vì thức ăn nhanh

Hồng Nam,
Chia sẻ

Một nghiên cứu sức khỏe của châu Âu cho thấy tỷ lệ béo phì của bé trai và bé gái ở vùng nông thôn tại Trung Quốc đang tăng vọt nhanh chóng.

Cụ thể dữ liệu được thu thập trong 29 năm qua ở tỉnh Sơn Đông, có 27.840 trẻ em béo phì trong độ tuổi từ 7-18. Kết quả được công bố trên tạp chí European Journal of Preventive Cardiology.

Theo đó, nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bé trai mắc bệnh béo phì đã phát triển từ 0,03% năm 1985 lên 17,20% năm 2014. Trong khi đó, tỷ lệ béo phì ở bé gái là 0,12% - 9,11%. Nguyên nhân chính được các nhà nghiên cứu cho rằng do việc áp dụng chế độ ăn kiểu phương Tây, thích ăn thức ăn nhanh.

em bé
Tình trạng trẻ êm bị béo phì tăng vọt ở  một số vùng nông thông của Trung Quốc.

Điều đặc biệt là tỷ lệ béo phì ở bé trai nhiều hơn so với bé gái. Thực trạng này liên quan đến văn hóa địa phương. Ví dụ theo truyền thống, con trai luôn được ưu tiên, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Con trai được chiều chuộng và được thưởng thức các món ăn nhiều hơn bé gái. Con trai cũng thích có cơ thể phải cao to. Ngoài ra còn một lý do khác nữa là bé trai hiện nay ngày càng nghiện game và lười vận động. 

Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ riêng ở vùng nông thôn Sơn Đông hay Thượng Hải. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa The Lancet mới đây cho thấy, Trung Quốc là quê hương của những người béo phì nhất thế giới, vượt qua Mỹ với 89.600.000 người, chiếm 16,3% trường hợp béo phì ở nam giới và 12,4% ở nữ giới. 

thức ăn nhanh
Tỷ lệ bé trai bị béo phì nhiều hơn bé gái xuất phát một phần từ văn hóa địa phương.

ECNS đưa tin, trong năm 2012, béo phì ở người trưởng thành tại Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí American College of Cardiology tìm thấy một điều đáng báo động là 3/4 người dân Trung Quốc có tình trạng tim mạch kém. 

Những nhà nghiên cứu châu Âu khuyến cáo: "Các vùng nông thôn không nên xem nhẹ tình trạng béo phì ở trẻ em. Các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia cần chú ý hơn đến vấn đề này". Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng nếu không sớm đưa ra giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe này, rất có thể nó sẽ tác động rất lớn đến đời sống và kinh tế của Trung Quốc. 

                                                                                                                                                              Nguồn: Shanghaiist
Chia sẻ