Trẻ bị bệnh quai bị nên kiêng những gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

XT,
Chia sẻ

Trong thời gian nhạy cảm này, mẹ nên trau dồi kiến thức để chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà hiệu quả.

Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi khi gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh quai bị lây qua đường nào?

Quai bị - một căn bệnh nhiễm trùng các tuyến nước bọt do lây nhiễm virus ARN (thuộc họ Paramyxoviridae) thường xảy ra vào mùa đông và xuân khi tiết trời chuyển lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều. Trẻ 3-5 tuổi là đối tượng dễ lây bệnh quai bị nhất khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, tiểu học. Trong thời gian nhạy cảm này, mẹ nên trau dồi kiến thức để chăm sóc trẻ mắc quai bị tại nhà hiệu quả.

Trẻ bị bệnh quai bị nên kiêng những gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?  - Ảnh 1.

Các triệu chứng quai bị ở trẻ

Sau thời kỳ ủ bệnh từ 6-9 ngày, trẻ nhiễm virus quai bị sẽ có những dấu hiệu sau:

- Trước khi sưng 1-2 ngày, trẻ ăn không ngon, khó nhai nuốt, đau vùng mang tai hoặc sưng to chỉ sau một đêm.

- Sốt nhẹ, đau đầu tự khỏi sau 5-7 ngày nếu không biến chứng.

- Sau 14 ngày, tuyến nước bọt bị sưng phồng, sốt đôi khi rét, đau góc hàm và họng.

- Sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Khó thởi, khó ăn uống, giao tiếp.

- Sau tầm 5 đến 10 ngày, hiện tượng sưng phồng sẽ giảm dần và ít khi bị tái phát.

Ngoài ra, ở bé trai, virus có thể gây tổn thương, viêm tinh hoàn, còn ở bé gái sẽ gây viêm buồng trứng.

Trẻ bị bệnh quai bị nên kiêng những gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?  - Ảnh 2.

Trẻ bị quai bị nên kiêng những gì?

1. Kiêng các đồ ăn cay, chua bởi chúng sẽ kích thích tuyến nước bọt phân tiết và vùng lây nhiễm virus quai bị do đó sẽ sưng to hơn dẫn đến dễ bị biến chứng sau này.

2. Không tự ý dùng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Loại những món ăn nếp và thực phẩm khó tiêu hóa ra khỏi thực đơn của bé.

4. Tránh tắm bằng nước lạnh hoặc ngâm mình trong bồn quá lâu.

5. Tránh bụi bẩn, không khí lạnh để không bị bội nhiễm vi khuẩn.

Bên cạnh đó, trẻ bị quai bị cần được cho cách ly với những trẻ khác. Do quai bị là bệnh truyền nhiễm nên bạn cần cách ly trẻ ngay khi vừa phát bệnh. Bạn nên cho trẻ ở một không gian riêng khoảng 2 tuần để đảm bảo bệnh không lây cho những người xung quanh.

Trẻ bị quai bị nên cho ăn những gì để mau khỏi bệnh?

Khi mắc quai bị ngoài việc lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần phải áp dụng được chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Những món ăn cha mẹ nên cho con ăn hàng ngày để con dễ ăn và tăng cường sức khỏe, đẩy lui bệnh như sau:

- Cho con ăn thức ăn dạng lỏng: Khi mắc bệnh quai bị, trẻ thường bị sốt cao, cơ thể có khó có thể hấp thu được những món ăn cứng nên dễ cảm thấy chán ăn... Do đó, hãy cho con ăn thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn chứa đủ chất dinh dưỡng. Một số món ăn nên lựa chọn như: gạo tẻ, ngó sen, canh trứng... nhằm giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.

- Bổ sung những món từ rau xanh: Trong rau xanh có chứa hàm lượng vitamin A cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những người mắc bệnh quai bị, hệ tiêu hóa rất quan trọng bởi vậy việc bổ sung thêm hàm lượng rau xanh là một trong những điều rất cần thiết.

- Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua).

Trẻ bị bệnh quai bị nên kiêng những gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?  - Ảnh 4.

Một số lưu ý khác khi chăm con bị quai bị:

- Đắp khăn ướt để hạ sốt nhanh hơn.

- Sau khi trẻ khỏi bệnh nên cách ly 5-7 ngày để đảm bảo không lây nhiễm.

- Tăng cường nghỉ ngơi và tránh vận động cường độ mạnh.

- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và sức miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng, tránh vi khuẩn.

Những điều cha mẹ CẦN BIẾT THÊM để BẢO VỆ CON KHỎI BỆNH QUAI BỊ.

Chia sẻ