Trai ngoan ế vợ vì nghe lời bố mẹ

NLĐ,
Chia sẻ

Mẹ tôi, đương nhiên rất tự hào về cậu ấm của mình, là một trong những nguyên nhân. Bố tôi cũng là một trong những nguyên nhân. Anh chị, bạn bè... lần lượt khiến tôi ế vợ.

Người ta thường nói: Tình yêu chỉ có một nhưng những thứ giống như tình yêu thì lại... rất nhiều và chẳng ai trong số chúng tôi chịu xác định, tìm kiếm cho mình một người để yêu thương, chia sẻ.
 
Tôi muốn lấy vợ, không hiểu sao mọi sự tìm hiểu đều khá suôn sẻ nhưng phần quyết định luôn dở tệ. Mẹ tôi, đương nhiên rất tự hào về cậu ấm của mình, là một trong những nguyên nhân. Bố tôi cũng là một trong những nguyên nhân. Anh chị, bạn bè... lần lượt khiến tôi ế vợ.

Chàng trai mẫu mực
 
Là một công chức Nhà nước, có công việc ổn định tại một thành phố lớn nhưng khi bước vào tuổi “băm”, bản thân tôi cũng giật mình và thấy “lo” khi chưa kiếm được cho mình “một nửa”. Nhiều người bảo: Con trai thì lo gì, nhất là với một người có nghề nghiệp ổn định thì “lấy đâu chẳng được vợ”. Thực ra, những quan niệm như vậy chỉ dành cho những lứa U20..., khi mà lũ con trai vừa mới chân ướt chân ráo rời khỏi trường đại học hoặc cầm tấm bằng tốt nghiệp của một trường chuyên nghiệp nào đó để gõ “cánh cửa cuộc đời”. Khi ấy - lòng dạ những tân cử nhân, kỹ sư thường không vương vấn nhiều đến chuyện lập gia đình. Và, trong chuyện hôn nhân, phái mày râu tự cho mình cái quyền không phải chịu bất cứ một sức ép nào cả...
 


 
Rồi bẵng đi vài năm, những toan tính, lo lắng cho công việc đã cuốn tôi (cũng như những thằng bạn cùng chung quan điểm) vào các mục tiêu khác nhau trên con đường công danh sự nghiệp. Sức ép công việc không chỉ lấy đi của chúng tôi 8 giờ vàng ngọc trong một ngày, 365 ngày trong một năm, mà hơn thế: sự hào hứng, nhiệt huyết của tuổi trẻ cũng trôi dần theo từng mục tiêu, kế hoạch, đề án... dù kết quả mang lại là thành công hay thất bại. Khi ấy, xen vào trong đời sống tình cảm của những cậu chàng lấy “công việc là trên hết” kia chỉ là những người bạn theo đúng nghĩa.
 
Người ta thường nói: Tình yêu chỉ có một nhưng những thứ giống như tình yêu thì lại... rất nhiều và chẳng ai trong số chúng tôi chịu xác định, tìm kiếm cho mình một người để yêu thương, chia sẻ... Dần dà, những mối quan hệ chẳng đâu vào đâu ấy đã làm cho bản thân những kẻ trong cuộc như tôi ảo tưởng, tự cho mình “được giá” lắm. Và cái “tôi” khi đó cũng tự cho phép mình đưa ra một tiêu chí mơ hồ nào đó: với người này thì chê hơi “lạnh”, thời gian sau lại chê cô bé kia nói nhiều, làm quen với cô khác lại thấy nhan sắc người này không bằng người mình quen trước đó... Dường như, cái ranh giới tình cảm giữa tôi và những người bạn gái trong “tầm ngắm” khó vượt qua được những quy tắc lựa chọn đầy cảm tính.
 
Không mở lòng được với ai
 
Không phải là người con trai đào hoa, cũng chẳng phải mẫu người thích “lăng nhăng” với những “cuộc tình ngắn hạn” nhưng dường như trong cái tôi của mình đã xuất hiện một sự cầu toàn trong việc kiếm tìm “một nửa”. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi một chàng trai thành đạt, suôn sẻ trong sự nghiệp nhưng lại khá vất vả khi kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Phải chăng, sự cầu toàn đã làm cho tôi cứ mải mê trong công việc, mải mê đưa hết hình mẫu này, hình mẫu khác vào “tầm ngắm” mà không đi đến một sự lựa chọn nào?
 
Nhưng không chỉ có tôi, ba mẹ tôi cũng xem tôi như ngôi sao. Khi tôi đã ổn định tư tưởng với việc “không nhất thiết phải đạt tiêu chuẩn” thì mẹ tôi phản đối một cô gái mà tôi đưa về nhà giới thiệu với lý do gia đình cô này quê tận Lào Cai, lấy tôi chắc chắn chỉ vì muốn ở Hà Nội. “Thời buổi này mà còn không biết tự phấn đấu, nhờ vào sự có sẵn của người khác thì con người đó không đáng trọng.
 
Còn bố tôi cũng quyết ngăn cản khi tôi đưa về một cô người yêu có bố đã từng bị đi tù vì sai phạm kinh tế. Bố tôi quát ầm ầm: “Dù bất kể là tội gì thì đi tù cũng bị nhiễm những thói hư tật xấu. Con có biết rằng tính cách là thứ nguy hiểm nhất không thể bỏ qua không. Đó là chưa nói đến số phận, người ta đã từng khổ thì  sẽ theo kiếp nạn suốt đời. Bố không đồng ý cho con lấy người vợ nhiều rủi ro như vậy”.
 
Tôi sống với bố mẹ quá lâu để không thể nhìn thấy sự đau khổ của họ. Nên đến tận bây giờ, tôi không mở lòng được với ai, hễ được tôi thì mất bố mẹ, hễ được bố mẹ thì tôi không thể nuốt nổi nụ cười của cô ấy.
 
Đến nay, tôi đã gần 40 tuổi, tuổi có lẽ chẳng thể yêu ai bởi ai cũng coi tôi là “hấp”. Người ta bảo: 20 tuổi mà chưa có sức khỏe - thì không có đâu, đừng chờ nữa; 30 tuổi - chưa có trí khôn, không có đâu, đừng chờ nữa; 40 tuổi chưa có người yêu - không có đâu, đừng chờ nữa... Tôi sắp không được chờ nữa...
Chia sẻ