Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng”

Thế Đại,
Chia sẻ

Vào ngày hội làng, các chàng trai sẽ được trang điểm, mặc trang phục áo mớ ba mớ bảy, màu sắc sặc sỡ rồi cùng nhau nhảy múa tưng bừng.

Cứ đến ngày 9/1 Âm lịch hàng năm, du khách lại đổ về làng Triều Khúc ((xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) để xem hội làng. Đây là sự kiện được tổ chức thường niên để nhân dân nơi đây tỏ lòng tôn kính đến Bố Cái Đại Vương – vị Vua có công đánh đuổi giặc Đường và được người dân tôn xưng là Thành Hoàng làng.

Một trong những nét đặc sắc nhất của lễ hội này là màn hóa thân nam thành nữ và cùng nhau nhảy điệu "Con đĩ đánh Bồng" trong tiếng trống rộn ràng.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 1.

Vào ngày hội, hàng chục trai làng, từ những cậu học sinh cho đến những người đàn ông trung tuổi được hóa trang thành “thiếu nữ xinh đẹp”.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 2.

Những chàng trai giả gái này được gọi là "con đĩ", sử dụng những chiếc trống cơm đeo ngang mình để thực hiện điệu múa vui nhộn.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 3.

Người dân địa phương cho biết, “Con đĩ đánh Bồng” ra đời cách đây hàng nghìn năm, khi Bố Cái Đại Vương đánh thắng giặc Đường, ông đã cho binh lính đóng giả gái để múa hát khích lệ tinh thần nghĩa quân

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 4.

Điệu múa này từ đó được gọi là múa Bồng, hay điệu “Con đĩ đánh Bồng”.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 5.

Những người tham gia múa Bồng phải là con trai làng Triều Khúc, được tuyển chọn và tập luyện kỹ lưỡng nhiều ngày trước khi lễ hội diễn ra.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 6.

Các "con đĩ" sẽ được điểm phấn, tô son, dặm má hồng và mặc những bộ quần áo mớ ba mớ bảy có màu sắc sặc sỡ.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 7.

Bản thân họ cũng phải giữ thần thái, cử chỉ sao cho giống các thiếu nữ nhất.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 8.

Cũng có ý kiến cho rằng, điệu múa này phải do các chàng trai thể hiện vì đình làng là chốn linh thiêng trước đây phụ nữ không được phép đặt chân vào.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 9.

Điệu múa Bồng có khoảng 30 điệu, nhưng không thể thiếu được 3 động tác chính.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 10.

Đánh trống bồng đi ngang.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 11.

Uốn tay như bông hoa…

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 12.

... rồi lượn tay vuốt xuống trống bồng.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 13.

Các "con đĩ" đánh trống Bồng phải có ánh mắt lúng liếng, lả lơi, đưa tình. "Ở điệu múa này yêu cầu càng giả gái giống thì càng tốt. Người đó sẽ được cho là người múa đẹp nhất", một thành viên trong nhóm múa cho biết.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 14.

Trong số họ, có nhiều người đã tham gia cả chục năm nay, từ khi còn trẻ cho đến khi lập gia đình, sinh con đẻ cái.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 15.Những nét văn hóa cổ truyền luôn được người dân làng Triều Khúc trân trọng và gìn giữ.
Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 16.

Điệu múa "Con đĩ đánh Bồng" đặc biệt được bảo tồn và duy trì.

Trai làng Triều Khúc giả gái múa điệu “Con đĩ đánh bồng” - Ảnh 17.

Cùng với những nghi thức quan trọng khác như rước kiệu, múa lân...

Chia sẻ