TP.HCM: Mẹ nghẹn ngào khi con trai 2 tuổi mắc "hội chứng tôm hùm" vô cùng hiếm gặp khiến tay chân dị dạng

Hoàng Lê,
Chia sẻ

Dù đã biết con trai bị dị dạng tứ chi từ trong bụng mẹ nhưng vì thương con, người phụ nự chấp nhận mọi rủi ro để đứa bé được chào đời an toàn.

B.H.L (2 tuổi, ngụ Bình Tân, Tp.HCM) từ khi sinh ra đã có cả hai bàn tay, bàn chân không lành lặn. Bàn tay 4 ngón tay của cháu dính bị chẻ đôi trông như "chiếc càng tôm" khiến sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.

Cậu bé bất hạnh hầu như không thể cầm nắm và chơi đùa như các bé cùng trang lứa. Sợ con không cầm viết và không đi học được, hơn năm trời bà mẹ đưa đứa con rong ruổi đến khám tại các bệnh viện lớn tại Sài Gòn.

Đến đâu bác sĩ cũng nhận định bé mắc hội chứng càng tôm hùm nhưng vì nhiều rủi ro và biến chứng, nơi nào bé cũng bị từ chối điều trị.

66410984_954912161591630_6960180226143813632_n

Bàn tay của bé trai có hình như càng tôm hùm.

Cuối cùng, người mẹ đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM). Tiếp nhận bé, êkip chỉnh hình của bệnh viện đã hội chẩn liên tục và được chuyển giao kỹ thuật tỉ mỉ từ BS Terry Light, chuyên gia bàn tay Hoa Kỳ.

66714341_490539571720957_4880939910510411776_n

Ảnh chụp X-quang cho thấy các dị tật ở hai bên tay.

Bé được đánh giá phân loại dị tật loại 3, dính ngón 1 và 2 phức tạp, không có kẽ ngón. Thương cho hoàn cảnh gia đình và không thể chần chờ hơn, các bác sĩ quyết định tái sinh cho tứ chi dị dạng của em sau kiểm tra sức khỏe tổng quát ổn định.

66395515_2438598609694720_2158359750733987840_n

Bé mắc một hội chứng hiếm gặp, tỉ lệ 1/100000 trẻ.

Do L. thuận tay trái nên ekip điều trị tiến hành sửa chữa bàn tay trái trước. Sau gần 2 giờ khéo léo cắt nối và tạo hình, bàn tay em được phục hình 80%, chức năng vận động được bảo tồn gần như bình thường, tay em co duỗi, cầm nắm và cảm giác nóng lạnh khá tốt.

Thừa thắng xông lên, các bác sĩ tiếp tục thực hiện với 3 phần chi còn lại.

66112702_329562397999033_1632348693606694912_n

Tay bé được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố phẫu thuật.

Hiện sức khỏe L. đang bình phục dần sau mổ, đi lại tốt, cầm nắm khả quan, dự hậu sẽ cầm viết được. Bé được cho xuất viện và hẹn tập vật lý trị liệu định kỳ trong sự mừng rỡ của gia đình.

Bác sĩ Nguyễn Dương Phi, thành viên kíp mổ cho biết Hội chứng càng tôm hùm (lobster claw syndrome) là hội chứng hiếm gặp chiếm tỉ lệ 1/100000 trẻ sinh sống, khiến bàn tay và bàn chân người bệnh phát triển không bình thường ngày từ trong bụng mẹ.

66057924_2376600059296387_115762983673528320_n

Bàn tay sau phẫu thuật đã có hình dáng bình thường.

Do đó, bệnh nhi sinh ra thường có một khe hở nơi lẽ ra là chỗ của ngón (tay hay chân) giữa khiến bàn tay hoặc chân có hình dáng như chiếc càng tôm hùm.

Ngày nay, phẫu thuật tái tạo, sử dụng tay, chân giả có thể giúp cải thiện chức năng cho những người mắc bệnh.

Chia sẻ