BÀI GỐC Nghẹt thở vì bức di thư xin đoạn tuyệt quan hệ của vợ

Nghẹt thở vì bức di thư xin đoạn tuyệt quan hệ của vợ

Những dòng chữ ấy như con dao đâm vào trái tim tôi, khiến tôi muốn nghẹt thở. Giá như vợ vẫn còn, tôi sẽ nói một ngàn câu: "Anh hối hận lắm mình ơi!"

16 Chia sẻ

Tôi yêu anh, nhưng tình yêu không đủ lớn để tôi vượt qua những hành động này

Chị C,
Chia sẻ

Những lời anh nói như ngàn nhát dao đâm vào tâm can tôi, khiến tôi thức tỉnh. Tôi hiểu, tính cách này đã ăn sâu vào con người anh rồi, chẳng thể nào sửa được. Giờ còn trẻ tuổi đã thế, thì chắc về sau càng khó khăn, chặt chẽ hơn.

Khi đọc được bài viết “Nếu làm theo lời anh thì chẳng khác nào chặt chân, chặt tay tôi đi cả” của bạn Luật, tôi cũng muốn chia sẻ đôi chút về cảm xúc, tình huống thật của cuộc đời mình. Một phần là để giải tỏa tâm trạng, những bức xúc của bản thân, phần nào như một minh chứng, giúp bạn ấy đưa ra quyết định cho cuộc đời mình.

Tôi là giáo viên dạy ngoại ngữ, ngoài công việc ở một trường trung học của thành phố, tôi còn mở nhiều lớp dạy thêm ở nhà nên thu nhập cũng khá. Chồng tôi là công chức nhà nước. Vì vậy kinh tế gia đình tôi khá ổn.

Người ngoài nhìn vào thì ai cũng ngưỡng mộ chúng tôi, bởi sự sung túc, ổn định, còn đối với tôi, một người trong cuộc thì thấy ngột ngạt, mệt mỏi vô cùng.

Chồng tôi là người đàn ông tương đối gia trưởng, chặt chẽ trong chi tiêu và hơn tất cả, lúc nào anh cũng muốn quản lý tài chính, là tay hòm chìa khóa của gia đình. Cho dù tôi mới là người kiếm ra tiền, nhưng muốn mua gì, tiêu gì phải hỏi ý kiến của anh từ việc nhỏ nhất.

Tính cách này của chồng thì tôi chưa hề đươc biết, cho đến khi cưới. Sau khi hai vợ chồng kiểm phong bì tiền mừng của bạn bè, người thân, chồng tôi nói đưa để anh bỏ vào két. Đến khi tôi cần tiền đi thanh toán một số khoản cho đám cưới thì không mở nổi. Hỏi thì anh nói: “Anh đổi mật mã cho an toàn, khi nào cần thì cứ nói anh”. Vì khi ấy mới cưới, hơn nữa, tôi cũng chỉ nghĩ đó là vì anh cẩn thận chứ không biêt là một “chiêu” để anh quản lý tài chính.

quản lý tài chính

Chồng tôi là người đàn ông tương đối gia trưởng, chặt chẽ trong chi tiêu. (Ảnh minh họa)

Sau khi cưới 1 tháng, vợ chồng tôi được bố mẹ mua nhà cho ra ở riêng nên tôi phải lo cơm nước, chợ búa. Điều đáng nói là, hằng ngày, trước khi đi làm, chồng đưa tôi 200 ngàn, nói cầm tiền đi chợ, lo cơm nước và phòng xe cộ hỏng dọc đường. Nhiều hôm, chi tiêu phát sinh tôi lại phải vay mượn bạn bè, hoặc lấy tiền riêng của mình bù vào.

Một tháng sau khi cưới, tôi mới thấm cái cảnh bị quản lý. Vào ngày tôi lấy lương, anh chủ động gọi tôi hỏi: “Hôm nay vợ có lương rồi à”. Tôi chẳng đề phòng, trả lời: “Cứ mùng 10 hằng tháng thì công ty vợ trả lương. Sao vậy?”. Anh trả lời ráo hoảnh khiến tôi sợ hãi: “Tiền lương, tiền dạy thêm hằng tháng, em phải đưa cho anh quản lý tài chính. Chi tiêu thứ gì em cứ bảo, nếu thực sự cần thiết, anh sẽ đưa cho. Để tiền cho em tiêu hoang phí, biết bao nhiêu cho đủ”. 

Tôi không đồng ý, nói phụ nữ mới nên quản lý tài chính, đàn ông làm vậy không hay, bần người và nhỏ mọn. Chỉ đợi có thể, chồng tôi nổi cơn lôi đình, nói tôi không muốn chung tay xây dựng gia đình, chỉ muốn bo bo lo cho bản thân, thỏa những sở thích hoang phí của mình… khiến tôi chết lặng.

Nhưng vì sự yên ấm gia đình, tôi cũng phải thỏa hiệp, đồng ý với ý của anh. Nhưng giờ nghĩ lại, đó là một sai lầm lớn, dẫn đến sự mệt mỏi của tôi suốt thời gian qua.

Những ngày sau, tôi muốn mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm gì cũng phải hỏi ý kiến của anh. Dĩ nhiên, phần nhiều là anh không đồng ý. Thậm chí đến việc mua quà cáp cho bố mẹ hai bên anh cũng tính toán, căn vặn. 

Trong 3 năm sống chung, không biết bao nhiêu lần tôi và anh giận nhau vì anh bắt tôi ngồi liệt kê chi tiêu, giải trình lý do thâm hụt số tiền anh đưa cho, hay đưa lương cho anh thiếu vài trăm nghìn. Đến khi có con, đồng sữa đồng bỉm của con cũng phải ngửa tay xin chồng.

Quá ngột ngạt với cuộc sống như vậy, tôi có dấu một khoản riêng cho mình từ những lớp dạy thêm. Tôi chỉ đưa cho anh hai phần số tiền thu của học sinh, số còn lại giữ phòng thân. Nhưng vì thấy tôi thỉnh thoảng có đồ mới, lâu lâu lại tụ tập bạn bè đi chơi, mua quần này áo nọ cho con nên anh sinh nghi. Hỏi tôi không được, chồng đã dùng hạ sách.

Cách đây 1 tháng, anh bắt đầu để ý đến việc dạy thêm của tôi nhiều hơn. Anh tìm hiểu qua học sinh các lớp, tôi thu bao tiền một tháng, rồi kiểm tra sĩ số từng lớp. Anh đủ thông minh để cộng trừ nhân chia, so sánh với số tiền hàng tháng tôi đưa để phát hiện tôi “thủ” tiền riêng. Cũng vì thế mà anh chì chiết, móc máy, thậm chí thêu dệt với bố mẹ hai bên, tôi cất tiền riêng để chơi bời, đàn đúm.

quản lý tài chính

Tôi yêu anh, nhưng tình yêu dường như không đủ lớn để tôi vượt qua áp lực này. (Ảnh minh họa)

Chưa dừng lại ở đó, anh suy diễn rằng tôi có ý đồ chung riêng, dấu tiền và không lo vun vén kinh tế gia đình. Thậm chí, nói tôi có người khác bên ngoài nên tự lập kinh tế, lúc nào cũng sẵn sàng bỏ bố con anh.

Quá ấm ức, hụt hẫng, tôi thấy mình bị thói ích kỷ, nhỏ nhen, bần tiện của anh xúc phạm. Tôi vừa khóc vừa nói tất cả những điều mình nghĩ, những khổ sở, mệt mỏi, ấm ức và thiệt thòi của mình suốt 3 năm qua. Không những không nghe, anh gạt đi và tuyên bố: “Nếu còn tiên chung, tiền riêng, còn không đưa hết tiền anh quản, thì ly dị. Đường ai nấy đi cho thoải mái”.

Những lời anh nói như ngàn nhát dao đâm vào tâm can tôi, khiến tôi thức tỉnh. Tôi hiểu, tính cách này đã ăn sâu vào con người anh rồi, chẳng thể nào sửa được. Giờ còn trẻ tuổi đã thế, thì chắc về sau càng khó khăn, chặt chẽ hơn.

Tôi yêu anh, nhưng tình yêu dường như không đủ lớn để tôi vượt qua áp lực này. Tôi muốn được làm chủ cuộc sống, chi tiêu của mình. Muốn được chăm sóc, lo toan cho người thân, bạn bè mà không phải lấm lét dè chừng thái độ của anh.

Tôi nên làm gì đây? Liệu có cách nào để chồng tôi thay đổi không mọi người?

Chia sẻ