Tới nơi người dân bắt "đá trổ bông"

Chí Toàn,
Chia sẻ

Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang rất hiếm đất để canh tác. Đa phần các mảnh ruộng to nhỏ ở đây đều lẫn đá, đồng bào luôn phải cuốc, cày trên đá, gieo hạt vào những hốc đá và khiến đá "trổ bông".

Không biết đã từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc ở đây đã quen với công việc hàng ngày, lên sườn núi tỉ mẩn nhặt những hòn đá to nhỏ, cẩn thận xếp nên những hàng rào đá.

Đất ở đây rất quý, để giữ từng nắm đất, những người nông dân nơi đây phải làm những hàng rào đá ngăn không cho đất, cành cây củi mục trôi đi và dần dần sẽ tích tụ lại tạo lên một lớp đất có thể gieo trồng được. Thế nhưng đất vẫn không đủ để trồng cấy. Đối với những mảnh ruộng ngăn được ít đất không thể gieo trồng được, phải gùi đất từ dưới chân núi lên.

Tới nơi người dân bắt
Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang

Tới nơi người dân bắt
Người dân vui vẻ đi cày.

Tới nơi người dân bắt
Phát quang bụi rậm.

Tới nơi người dân bắt

Tới nơi người dân bắt
Một cô gái trẻ hăng say lao động.

Đến cao nguyên đá tận mắt chứng kiến cảnh đồng bào gùi từng gùi đất, cheo leo trên vách đá đổ vào hốc để trồng ngô mới thấy hết được sức vóc của đồng bào nơi đây là vô tận.

Mang vác nặng đi trên đồng bằng đã khó, nhưng với đồng bào sống trên đá phải gùi đất nặng leo lên dốc cao, dưới chân là đá tai mèo sắc nhọn có thể đâm nát chân người… Cuộc sống với đá đã rèn cho đôi chân đồng bào nơi đây còn cứng hơn đá.

Tới nơi người dân bắt
Đất ở đây rất quý.

Tới nơi người dân bắt

Tới nơi người dân bắt
Một em bé theo mẹ đi cày.

Tới nơi người dân bắt

Tới nơi người dân bắt
Phải rất vất vả và tốn nhiều sức lực để cày bừa trên cao nguyên đá.

Khi đã có đất có nương rồi, công việc cải tạo để có thể gieo trồng được cũng không kém phần gian nan vất vả. Địa hình phức tạp, nơi đá dày, đá thưa, đá nông, nơi đất sâu, đất mỏng… vì thế để gieo trồng được những hạt giống xuống, là cả sự kỳ công.

Sức vóc và sự chịu khó của đồng bào Mông ở Hà Giang được thể hiện rõ trong đời sống, đặc biệt, những đường “cày trên đá” cho ta cảm nhận rõ, bắt đất đá phải theo những đường cày.

Tới nơi người dân bắt

Tới nơi người dân bắt
Phụ nữ cũng như đàn ông đều hăng say làm việc.

Tới nơi người dân bắt
Người dân tận dụng triệt để, cày bừa cả những hốc đất nhỏ nhất trên đá.

Tới nơi người dân bắt
Một nhóm phụ nữ nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc
Tới nơi người dân bắt
Các em nhỏ cũng đi theo giúp đỡ cha mẹ.

Ở núi đá này đồng bào phải dựa vào sức kéo bò là chính, loài vật này cũng rất khéo léo cày trên những nương có lẫn đá. Phần lớn đồng bào nơi đây phải canh tác ở những mảnh ruộng nhỏ hẹp hoặc ở trên núi, xen với đá.

Cho nên khi cày trên cao nguyên đá phải cảm nhận chỗ nông sâu, phải biết cảm nhận và cần nhất là đôi bàn tay khéo léo, nếu không cày tốt đến đâu cũng sẽ gẫy.

Tới nơi người dân bắt

Tới nơi người dân bắt

Tới nơi người dân bắt
Mỗi người một việc, phân luống đất để trồng trọt.

Tới nơi người dân bắt
Người dân gùi đất đổ vào các hốc đá.

Nhìn người nông dân điều khiển chiếc cày bước sau những con bò cheo leo trên vách núi đá, mới cảm thấy hết những khó khăn cực nhọc của họ. Cuộc sống, canh tác trên đá đã rèn cho người dân đang sinh sống tại cao nguyên đá Đồng Văn sự thích nghi, vượt lên khó khăn và trên hết là ý chí kiên cường, bất khuất. Rồi đây những hạt mầm được gieo trên đá, sẽ mọc lên cùng đá với sức sống mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.

Chia sẻ