"Tôi đã hủy hoại bàng quang của mình để rồi phải nhận hậu quả là bệnh són tiểu"

Huyền Nguyễn,
Chia sẻ

"Liệu có đúng là tôi đang sở hữu bàng quang của một cụ già 80 tuổi trong cơ thể một người mới ngoài 30?". Bài viết của Louise Hung sẽ khiến bạn hiểu hơn về bệnh són tiểu.

Năm lớp 7, tôi là một đứa học trò cực kỳ nhút nhát. Tôi bắt đầu "đến tháng" và không biết phải xử lý chuyện này thế nào. Tôi tự thấy mình có đôi chút "bốc mùi". Cùng với đó là mặc cảm mình là học sinh duy nhất không thể hòa hợp với ngôi trường đang theo học, phần lớn những ngày dài của tôi đều xoay quanh câu hỏi thầm lặng: "Mình đã làm việc này sai rồi chăng?".

Cũng tầm khoảng thời gian này, tôi bắt đầu tránh đi tiểu tiện khi ở trường. Đỉnh điểm là khi tôi nghe 2 chị cùng trường đang nói về mình khi tôi ở trong một phòng vệ sinh. Kể từ đó, tôi quyết định, nhà vệ sinh không còn là nơi an toàn nữa. Ý nghĩ phải nhìn vào mắt ai đó gặp ở bên bồn rửa tay và cả tôi lẫn người đó đều biết rõ về vấn đề vệ sinh cá nhân của tôi khiến tôi vô cùng sợ hãi.

Tôi đã hủy hoại bàng quang của mình để rồi phải nhận hậu quả là bệnh són tiểu - Ảnh 1.

Louise Hung là cây bút quen thuộc của trang xoJane.

"Họ có ngửi thấy mùi hôi từ tôi? Họ có cười lén sau lưng tôi khi tôi rời khỏi nhà vệ sinh?", với suy nghĩ đó tôi quyết định mình không được cho họ cơ hội được nói về tôi.

Và hơn thế nữa, tôi chỉ muốn giả vờ rằng từ phần từ dưới rốn trở đi của tôi không hề tồn tại. Thế nhưng, tránh xa nhà vệ sinh trường học không phải là kế hoạch tốt nhất.

Phần lớn thời gian mỗi ngày tôi ngồi trong lớp ghi chép bài học và nín toàn bộ lượng tiểu của ngày hôm đó. Tôi thực sự trở nên quen với cảm giác cần đi tiểu nhưng tôi dễ dàng phớt lờ nhu cầu ấy.

Nhưng tiết thể dục lại là một chuyện khác.

Trước khi tới lớp thể dục - thường rơi vào tiết cuối cùng và 1 tuần, chúng tôi có 3 tiết như vậy. Bàng quang của tôi bắt đầu gào thét. Vừa thay đồng phục thể thao trong phòng vệ sinh với bạn cùng lớp (không thể đi tiểu trong yên lặng), tôi vừa thầm cầu nguyện sẽ sống sót qua khỏi tiết thể dục mà không tự bôi nhọ chính mình.

Tôi đã hủy hoại bàng quang của mình để rồi phải nhận hậu quả là bệnh són tiểu - Ảnh 2.

Louise Hung tâm sự chuyện són tiểu là cơn ác mộng thật dài trong cuộc đời cô.

Ban đầu, tôi luôn an toàn vượt qua mọi tiết thể dục. Nhưng theo thời gian, tôi bắt đầu gặp phải các sự cố.

Đầu tiên là việc nước tiểu rỉ ra một chút, sau đó, nhiều thêm lên. Cuối năm lớp 7, tôi đã hoàn toàn tiểu trong quần tới 3 lần. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác nhẹ nhõm đáng sợ khi bàng quang mất kiểm soát hoàn toàn trong chiếc quần soóc màu xanh dương.

Ngay cả khi đó, tôi vẫn nghĩ: "Tôi đang hủy hoại bàng quang của mình, không phải vậy sao?".

Mọi thứ trở nên tốt hơn vào năm lớp 8. Tôi thực sự đã tìm ra giải pháp là đi tiểu ít nhất 1 lần/ngày khi ở trường. Tôi không còn làm ướt quần nữa. Tôi đã kiểm soát được chu kỳ kinh nguyệt của mình và dù đôi khi, sự cố vẫn xảy ra (liên quan tới cả nước tiểu và máu), nhưng không ai khác biết được. Ngoài ra, tôi cũng nghĩ rằng, mình đã loại bỏ được mùi hôi.

Cuộc sống cứ thế tiếp diễn bình thường sau năm lớp 8. Tôi vượt qua cấp 3 gần như yên ổn và rồi vào đại học, tốt nghiệp, trở thành một người lớn tuyệt vời. Mọi thứ đều ổn và chẳng liên quan gì đến bệnh són tiểu…

Cho tới bây giờ.

Bàng quang của tôi chưa bao giờ thực sự ổn kể từ năm lớp 8.

Tôi đã hủy hoại bàng quang của mình để rồi phải nhận hậu quả là bệnh són tiểu - Ảnh 3.

Bàng quang của Louise Hung chưa bao giờ thực sự ổn kể từ năm lớp 8.

Vài năm trước, tôi bị ngã ngựa và khung chậu do va đập đã rách khá nhiều. Tai nạn "nho nhỏ" này hóa ra lại là may mắn cho tình trạng bệnh són tiểu của tôi.

Bệnh són tiểu. Tôi biết, phải dùng từ đó mới đúng nhưng tôi chỉ dám nói rằng: "Đôi khi, tôi tiểu ra quần chút ít".

Nếu bạn từng nhìn thấy ho tới long cả phổi (thường vào các tháng mùa đông), bạn sẽ nhận ra, tôi phải khép chặt 2 chân vào nhau. Việc cười to, giống như câu nói quen thuộc, "khiến tôi tè cả ra quần, với tôi, không phải là thành tựu gì lớn lao. Tôi không thể nói cho bạn biết đã bao lần phải chạy vội vào nhà vệ sinh sau một cơn hắt hơi dữ dội.

Tôi phát hiện ra rằng, bàng quang của mình phải hoàn toàn rỗng khi tôi chạy và việc nhảy múa quá cuồng nhiệt sẽ không phải lựa chọn khôn ngoan.

Tôi không biết chính xác vấn đề là gì. Có phải do cơ khung chậu của tôi? Hay do ống đái?

Tôi đã đọc ở đâu đó rằng, tổn thương dây thần kinh ở ống tiểu có thể gây ra các vấn đề liên quan tới kiểm soát bàng quang. Tai nạn ngã ngựa thực sự làm tổn thương một số dây thần kinh. Và tôi băn khoăn không biết liệu đó có phải là những dây thần kinh chính điều khiển việc tiểu tiện của tôi?

Tôi không đề nghị bất cứ ai trong các bạn làm bác sĩ cho tôi. Tôi chỉ tò mò muốn biết liệu có ai ngoài kia cũng bị vấn đề tương tự tôi từ khi còn rất trẻ không? Có ai gặp rắc rối trong việc kiểm soát bàng quang? Chuyện đó bắt đầu khi nào? Bạn có biết tại sao không?

Và nếu đúng thế, tôi biết, mình không hoàn toàn đơn độc.

Vài nét về tác giả:

Louise Hung là cây bút quen thuộc của trang xoJane. Cô hiện sống ở Yamaguchi, Nhật Bản. Louise dành phần lớn thời gian viết về cuộc sống luôn thú vị và thường nhiều va vấp của một người Mỹ sống ở nước ngoài. Cuộc sống đó bao gồm những mối quan hệ (với người, mèo và tivi), ăn đồ không gluten và nỗ lực học tiếng Nhật.

Chia sẻ