BÀI GỐC Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

Tôi chịu thiệt thòi vì "kỹ năng mềm" kém dù chuyên môn giỏi

(aFamily)- Kinh nghiệm sống ít, kỹ năng giao tiếp kém, không khéo trong cư xử khiến tôi gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống và công việc...

15 Chia sẻ

"Tỏ vẻ ta đây" sẽ làm hại bạn chốn công sở

,
Chia sẻ

(aFamily)- Giờ em coi trọng sự lắng nghe và phấn đấu hoàn thiện kỹ năng đó cho tốt. Làm nhân viên phải biết lắng nghe, làm sếp lại càng phải lắng nghe hơn.

Chào chị Hiền

Em mới ra trường được mấy tháng, em đang làm nhân viên hợp đồng cho một chương trình của đài truyền hình. Thực ra đây là công việc em đã từng làm một năm trước, khi em còn đang là sinh viên năm thứ ba. Giờ ra trường, em vẫn tiếp tục làm ở đó.

Một năm qua em cũng có vài va vấp, kinh nghiệm chẳng có nhiều bởi em còn rất trẻ. Nhưng có hai tình huống lỗi xảy ra ở hai chương trình gần đây mà em tham gia đã cho em một bài học về kỹ năng lắng nghe. Quả thật nếu không biết lắng nghe, mình sẽ khó lòng thành công, chị ạ.

Lần thứ nhất, em được chị phó phòng giao cho một đề tài làm về cuộc sống thường ngày của một nhân vật đồng tính. Vì em mới vào nghề, còn nhiều bỡ ngỡ nên chị ấy đã lên kế hoạch cho em khá tỉ mỉ, em chỉ việc vác đội ngũ quay phim, cầm kịch bản đi làm chương trình.

Bọn em lấy được hết những tình huống, chi tiết mà chị phó phòng giao trong kịch bản khi đến làm chương trình về người đồng tính kia. Đến lúc dựng lại, để thâu băng phát sóng, em tự động bỏ bài hát mà nhân vật hát vì thấy nó thừa, lại không hợp lắm. Khi đưa băng cho chị phó phòng duyệt, chị ấy chỉ ra thiếu bài hát.
 
Em gân cổ trình bày quan điểm của mình bởi em nghĩ mình thực hiện như thế là đủ rồi, không cần sửa lại, mất công, mất thì giờ mà chưa chắc chương trình đã hay hơn. Chị phó phòng rất giận nhưng thái độ của chị không hề biểu lộ. Chị chỉ nói là các em mệt rồi, để chị sửa.
 
Sau đó lúc phát sóng đoạn phóng sự, em đã không nói được lời nào vì bài hát đó là một chi tiết cực kỳ có ý nghĩa, làm tăng giá trị bộ phim và nhân vật gây được xúc cảm hơn cho người xem. Em chỉ biết im lặng thán phục.
 
Lần thứ hai, em vẫn chưa chừa tật hiếu thắng của mình. Em được phân công viết một kịch bản truyền hình. Đúng hạn, em nộp kịch bản cho chị phó phòng duyệt. Chị ấy duyệt kịch bản ấy song bắt em sửa lại ngôn từ trong một khuôn hình. Theo chị, nó quá dài và không phù hợp.
 
Tức thì em cự lại, sửa như chị thì làm mất hẳn vài cái liên quan về sau, không khơi được vấn đề. Em nghĩ kịch bản này không cần thiết phải sửa. (Em nói với chị ấy rất oai vì dù sao em cũng có người quen trong đài, hơn nữa em tốt nghiệp loại giỏi đúng chuyên ngành, kiến thức em có… v.v .Nói chung em rất tự cao và bảo thủ).
 
Chị phó phòng lại ôn tồn, nhỏ nhẹ: “chị sẽ để nguyên kịch bản của em, giờ em đem lên sếp trưởng duyệt, nếu anh ấy đồng ý, lần sau chị sẽ không phải chỉnh sửa nữa. Em lập tức đem lên trưởng phòng duyệt. Anh ấy nghía một hồi, cau trán, nhăn mặt chỉ đúng chỗ chị phó phòng nói, yêu cầu sửa lại. Em chưng hửng vác kịch bản đi sửa.

Sau hai lần đó, em tự nhủ phải biết lắng nghe người khác góp ý, chia sẻ. Người ta tốt, muốn mình khá hơn mới nhắc nhở. Tuy nhiên, nhiều khi mình lại tưởng người ta ăn thua, muốn phá mình nên giở trò “hành” nhau. Thực ra không phải vậy. Mình biết lắng nghe cũng đồng nghĩa mình cầu tiến và có cơ hội hoàn thiện bản thân hơn.

Không ai hoàn hảo hay toàn diện mọi mặt. Những người dám nói tật xấu của ta, đó mới thực sự là bạn tốt còn những kẻ xu nịnh chỉ làm ta thêm tự cao và chờ khi ta sơ hở, chúng sẽ tận dụng thời cơ để dìm ta xuống.

Giờ em coi trọng sự lắng nghe và phấn đấu hoàn thiện kỹ năng đó cho tốt. Làm nhân viên phải biết lắng nghe, làm sếp lại càng phải lắng nghe hơn. Chị Hiền nhớ trau dồi kỹ năng này như em nhé.

Chúc chị thành công!

Chia sẻ