Phỏng vấn nhanh một "ông chồng" về phép thử "em yêu anh"

Thanh Ba,
Chia sẻ

Từ phép thử tin nhắn "Em yêu anh' của các bà vợ với kết quả rất bất ngờ mang lại. Một "ông chồng" đã... ngại ngần lên tiếng...và hứa sẽ tắt máy sau khi trả lời những câu hỏi này.

phép thử anh yêu em
Phép thử chồng bằng tin nhắn "em yêu anh" đang được chị em hào hứng "thí nghiệm".

Anh  Lê Chiến - Công ty URAH


Bạn nghĩ thế nào về phép thử chồng của các bà vợ nhắn tinem yêu anh đang sôi động trên mạng?


Tất nhiên là thú vị, tình cảm của các cặp vợ chồng như những cái ao tù nước đọng đang yên ả, thế là họ ném viên đá cái rầm xuống, các loại sóng nước thi nhau cộng hưởng. Nhưng dù sóng có lan tỏa theo hướng nào, thì mặt hồ cũng đừng mong được yên ả nữa.

Các ông chồng cũng thế, từ nay họ đừng hòng được yên thân.

Bạn có nhận được tin nhắn từ vợ mình không, nếu có bạn đã (sẽ) trả lời như thế nào?

Có những câu nói của vợ mà trả lời bất kỳ theo hướng nào, thì lỗi cũng là ở phía ông chồng, ví dụ: Anh thấy em có béo không?...

Câu "Em yêu anh" này cũng gần gần như thế. Mình may mắn chưa nhận được tin nhắn của vợ về phép thử này, chẳng biết nên nói thật hay nói dối, đã thế tối về nàng lại đưa lên mạng cho chị em xem. Nói chung là mình sẽ tắt điện thoại, giả vờ hết pin ngay sau khi trả lời bài viết này.

Theo bạn vì sao nhiều cặp vợ chồng Việt “không chịu” nói lời yêu với nhau thường xuyên?

Đầu tiên là vì ngại, đàn ông thường có cảm giác rằng bày tỏ thương yêu bằng lời sẽ bị xã hội đánh giá là sến, vuốt ve, hôn hít ngoài đường thì bị chê là gớm, và đàn ông thì phải cứng, không được khóc lóc ủy mị sến súa. Kỳ lạ là không chỉ đàn ông đánh giá nhau như vậy, một bộ phận phụ nữ cũng đánh giá đàn ông như vậy.

Và khi không nói lời yêu nhau thường xuyên, thì phản ứng của các ông chồng như vậy là dễ hiểu.  Họ giật mình nghĩ rằng, đang yên tự dưng tình cảm dạt dào, không phải là muốn xin xỏ gì, thì ắt là làm gì có lỗi.

phép thử anh yêu em
Ảnh minh họa

Thứ hai nữa là bạn đã thấy ai đi câu, câu được con cá lên bờ rồi rồi mà còn tiếp tục móc giun, nhét vào mồm cá tiếp không? Phần lớn người ta cho rằng việc nói lời anh yêu em, quỳ xuống cầu hôn, tặng hoa đầu tuần, nhắn tin chúc ngủ ngon hàng đêm là mồi câu, giúp họ câu được con cá, ở đây là sex hoặc hôn nhân. Và sau đó thì ăn cá cả đời.....

Vì sao chúng ta thường ngại ngùng khi nói chuyện yêu?

Như đã nói ở trên, đó là do khác biệt văn hóa, ở phương Tây là fame-based, ở phương Đông là shame-based, mọi người rất ngại chuyện người khác đánh giá gì về mình.

Vậy phương Tây họ nói yêu đương hàng ngày, nhưng phương Đông thì không, có phải chúng ta... ít yêu hơn họ?

Cái này thì không, mình nhìn thấy nhiều đôi hễ vợ cứ ôm, chồng lại gạt tay ra và nói rằng "nóng bỏ cha ôm gì ôm lắm thế!". Hoặc có đôi vợ đuổi đánh chồng tội rượu chè rơi cả dép, duổi đến bãi rác có nhiều mảnh chai, cô ấy mới gào lên: "Ông có về ngay đi dép vào cho tôi không thì bảo?!!!". Tình yêu có nhiều biểu hiện khác nhau, không chỉ mỗi ở lời nói anh yêu em hay em yêu anh. Chẳng có cái gì nói rằng những đôi kể trên không yêu thương, chăm sóc và hạnh phúc kém hơn những cặp vợ chồng suốt ngày nói anh yêu em,

Qua việc này bạn nghĩ có cần điều chỉnh lại mình không? Những hành động lãng mạn và những câu nói tình cảm có cần thiết?

Điều chỉnh?! dù sao thì con gái cũng yêu bằng tai, Mình nghĩ là sẽ điều chỉnh mặc dù vẫn ngại với anh em (cười).
Tình cảm vợ chồng cũng vậy. Còn thức ăn cho cá là gì thì tùy vào nhu cầu và thỏa thuận của các cặp vợ chồng.

Hỏi thật, bạn có thích, mong muốn được vợ nói “em yêu anh” hàng ngày không?

Không! Với mình thật đáng sợ. Có thể gây nhồi máu cơ tim.
    
Vậy bạn có nghĩ cần nói lại với cô ấy rằng “Anh yêu em” nhiều hơn?

Nếu bài này vợ mình đọc được, thì mình sẽ xấu hổ mà khẽ nói rằng "Có".

Mình sẽ đưa ảnh bạn lên nhé?

Không, tuyệt đối là không. Vợ mình mà biết là chết!

Khi chúng tôi làm một cuộc khảo sát nhỏ về về trào lưu với phép thử của các bà vợ nhắn tin "em yêu anh" hầu hết cánh mày râu đều coi là chuyện tào lao, tầm phào. Nhiều người ngại nói vì... sợ vợ, bày tỏ quan điểm đúng hay sai đều có tội. 



Chia sẻ