Nỗi khổ của trai phố

Theo Phụ Nữ Việt Nam,
Chia sẻ

Trai phố cổ đáng lẽ ra phải “được giá” lúc nào cũng đắt như tôm tươi, đằng này anh đã bước vào tuổi U40 mà vẫn chịu cảnh đi về lẻ bạn.

Hôn nhân là bản cam kết hạnh phúc của hai người được tự do hun đúc từ tình yêu chứ không thể biến mình thành nô lệ của đồng tiền. Lấy nhau chỉ vì tiền thì đâu còn gọi là hạnh phúc.

Khi mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng thì chọn cách từ bỏ là nhẹ nhàng và thông minh nhất. Từ bỏ khiến cho Hanh “cài then chốt cửa trái tim mình”, nhưng lại thấy lòng mình thanh thản như vừa được giải thoát ra khỏi chính con người mình.

Sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc, sống trên tầng 2 một ngôi nhà nằm sâu trong ngõ của một phố cổ phồn hoa suốt ngày rầm rập khách du lịch qua lại, nên việc bán buôn cũng trở nên sầm uất. Trai phố cổ đáng lẽ ra phải “được giá” lúc nào cũng đắt như tôm tươi, đằng này anh đã bước vào tuổi U40 mà vẫn chịu cảnh đi về lẻ bạn.

Tạo hóa đã cho anh bản tính trầm lắng và hay suy tư trong cô đơn, nên Hanh rất nhạy cảm với những gì mình nghe được và nhìn tận mắt. Không phải ngay từ đầu anh đã có ý định sống độc thân, nhưng cảnh hai đôi vợ chồng người anh cùng 3 đứa cháu, cộng với anh và ba mẹ cùng sống trong 28m2 nhà thêm một cái gác xép nhỏ khiến anh … oải.

Nỗi khổ của trai phố 1

Ba mẹ anh tuổi cao khó ngủ thì được ưu tiên leo lên gác xép cho yên tĩnh, thế giới của Hanh là một chiếc ghế đa năng đẩy vào thành ghế, kéo ra thành giường kê ngay sát cửa. Không gian còn lại là của 2 cặp vợ chồng anh chị và 3 đứa cháu tối ngủ “úp thìa” chỉ cách nhau một tấm bình phong, nên nhiều khi muốn làm gì cũng phải “nín thở” cho khỏi phát ra tiếng động. Ban ngày thì dẹp mấy tấm chắn đó lại lấy không gian chung cho cả nhà.

Lần đầu tiên anh đưa bạn gái về nhà chơi, thấy cảnh người nằm ngổn ngang cô ấy đã ngập ngừng không muốn bước chân vào. Chưa biết nói với bạn gái thế nào thì mẹ Hanh vội vàng giải thích: “Hôm nay trời nắng quá nên anh chị muốn ngủ lười chứ thường thì giờ này chúng ra đường cả rồi”.

Tết năm ấy, cô gái mang tặng nhà Hanh một cây quất rất đẹp do chính tay ba mình chăm sóc song vừa nhìn thấy nó, bố anh đã sững người: “Chết rồi. Cây quất to thế này thì biết để vào đâu”. Anh tế nhị đẩy gọn chiếc ghế vào và kê ngay tại đó. Sang mùng 2, cô gái lại đến chúc sức khỏe bố mẹ chồng tương lai thì thấy cây quất mình tặng đã bị quẳng ra ngõ. Chúng ta hãy trở thành bạn tốt của nhau! – đó là câu nói tế nhị cuối cùng của cô ấy trước lúc chia tay. Nỗi đau của con tim cũng cần phải có thời gian để chữa lành.

Mấy năm sau anh lại yêu một người con gái khác qua mai mối của người dì. Hồng Nhung là một người có tính cách mạnh mẽ, cởi mở và hoang tàn. Yêu nhau chưa đầy 3 tháng, cô đã tính đến chuyện kết hôn và đòi mua nhẫn cưới. Trên thế gian này, thứ khiến cho người ta cảm thấy nặng nề và áp lực nhất là nhẫn cưới vì đã đeo nó rồi thì vết của nó còn hằn in mãi. Cho dù có phơi nắng cả tháng cũng khó mà xóa mờ.

Chưa đủ, cô còn bày mưu tính kế để đuổi các cặp vợ chồng kia ra ngoài: “Anh chị cả buôn bán lớn thiếu gì tiền, chẳng qua cố bám trụ để bố mẹ anh chết thì chia nhà. Chị dâu thứ nhà con một, lại mặt phố lớn không chịu về ở nhà mẹ đẻ mà chen chúc nhau ở cái hũ nút này chẳng phải ý đồ quá rõ rồi còn gì. Vụ này em giải quyết được, chỉ cần cưới xong em sẽ cho bay từng đôi một”.

Vì không thể hóa giải được khúc mắc trong lòng nên tinh thần của Hanh lúc nào cũng nặng nề. Đúng là các anh chị không ai muốn dọn ra ngoài không phải vì họ không có tiền mà là sợ mất phần. Ngày ngày nghe chị dâu chì chiết anh trai: “Tôi đã phải thẳng da lưng chùng da bụng, làm lụng quần quật như trâu là vì ai vậy mà đụng nói đến họp gia đình là anh co dúm lại. Anh không nghĩ cho anh cũng phải nghĩ cho con anh nữa chứ. Tôi muốn con tôi nó phải đường hoàng làm trai phố cổ chứ chung cư rộng như sân vận động tôi cũng không thèm”.

Rồi cảnh mấy đứa cháu tranh giành đồ chơi nhảy vào đánh nhau và người lớn cũng xông vào chửi nhau không khác gì ngoài chợ. Tối ngồi vào mâm cơm thì mạnh ai nấy gắp không cầm phải “ăn trông nồi”. Giờ lại gặp phải cô người yêu có vẻ còn mạnh mẽ hơn hai chị dâu mà khả năng tài chính của Hanh thì có hạn. Lương giáo viên thể dục cộng với đi dạy bơi tại trung tâm cũng không đủ để anh thuê nhà ra ngoài sống. Nhưng mẹ anh không hiểu tâm trạng phập phồng của con út lại cứ suốt ngày rên siết: “Con đúng là cục nợ của bố mẹ. Con muốn mẹ chết mà không nhắm mắt sao?”.

Để mẹ bớt thương tâm, tối nào Hanh cũng dắt xe ra cổng và không trở về trước 11g khuya, nhưng thực ra anh gọi mấy ông bạn đi nhậu chém gió cho bớt buồn phiền. Nỗi đau khi nhìn thấy mẹ và nỗi buồn khi ngẫm cho cuộc đời mình đã đọng lại trong tâm khảm làm nhức nhối thân xác anh giống như viên sỏi vô tình rơi trong đáy giày làm nhói đau bàn chân mỗi khi cất bước.

Chia sẻ