Lời nguyền hôn nhân bi thảm tại cung điện Kensington

Theo VNN,
Chia sẻ

Một nữ hoàng từng chết vì đậu mùa chỉ sau một tuần chuyển đến ở đây. Một người khác mất 17 người con. Rất ít cuộc hôn nhân còn trụ lại...

Theo giám đốc quản lý Cung điện Hoàng gia Lịch sử Lucy Worsley, có ít nhất bảy công nương có liên quan tới Kensington hoặc là "buồn thảm, hoặc là tệ hại hoặc là bị điên". Trong lịch sử 320 năm của mình, những bức tường, mảnh vườn và hành lang của tòa cung điện đã trở nên ám ảnh bởi rất nhiều thảm kịch. Giờ đây, đáng ngạc nhiên là Hoàng tử William và công nương Kate lại quyết định biến nơi này thành tổ uyên ương của mình.

Những ngày này, ai cũng có thể nhận ra cả biển hoa và thiệp được đặt trước cổng cung điện sau cái chết thảm của công nương Diana vào năm 1997.
 
Nhưng phía sau cánh cổng hào hoa đó, mẹ của hoàng tử William chưa bao giờ được biết về hạnh phúc vợ chồng. Ngay cả người bác của William là nữ hoàng Margaret cũng phải trải qua một cuộc đời đầy sóng gió. Trong suốt những năm 60, căn phòng số 21, tầng 3 chứng kiến cuộc hôn nhân của Margaret và người chồng nhiếp ảnh gia là ngài Snowdon. Nơi đây từng đón tiếp những người bạn nổi tiếng như vũ công ballet Rudolf Nureyev và nhóm nhạc The Beatles. Sau cuộc chia tay cay đắng của hai người, những căn phòng tương tự lại là chứng nhân cho những vụ bê bối khác, với những cuộc viếng thăm của những người tình của Margaret.
 
Ngay từ những ngày đầu cách đây 3 thế kỷ, cung điện Kensington đã trải qua hàng loạt các bê bối và thảm kịch đau thương. Năm 1690, William đệ nhị và nữ hoàng Mary ủy thác cho kiến trúc sư vĩ đại Christopher Wren tu sửa lại Kensington để tránh 'dớp' nhưng điều đó cũng không thay đổi được số mệnh bi đát của nữ Hoàng Mary. Sau khi chuyển tới cung điện Kensington, bà đã bị bệnh đậu mùa. Nữ hoàng đã mất chỉ trong một tuần sau đó, ở tuổi 32.
 
Cung điện Hoàng gia Kensington.

Công chúng yêu mến Mary bởi bà có vẻ đẹp quyến rũ đến nỗi mà khi bà mất, số người đến đưa tiễn bà đông ngợp như khi công nương Diana qua đời. John Evelyn, một người chuyên viết nhật ký, viết: “Chưa bao giờ từng có một buổi đưa tang đông đến như vậy”.

Nhưng, đó mới chỉ là khởi đầu của những điềm gở trong cung điện. Vào năm 1702, William đệ tam qua đời và người em gái của nữ hoàng Mary là Anne kế vị. Vị nữ hoàng này lại gặp phải thảm kịch còn khủng khiếp hơn khi đến cung điện Kensington. Nữ hoàng Anne đáng thương đã kết hôn với một người đàn ông vô cùng tẻ nhạt là George của Đan Mạch. Anne phải mang bầu lần thứ 17 trong một nỗ lực để truyền lại ngôi vua, nhưng không ai trong số các con của bà đủ tuổi để kế vị. Bà đã nhiều lần bị sẩy thai, thai chết lưu, một số người con khác thì chết vì đậu mùa hoặc yểu mệnh. Người con sống lâu nhất là hoàng tử William, nhưng sau đó lại qua đời vì lâm bệnh bí hiểm khi mới 11 tuổi. Sau khi hoàng tử qua đời, người mẹ đau khổ của William cũng tiếp bước vào 14 năm sau, thọ 49 tuổi vì bệnh gút kỳ lạ.
 
Nữ hoàng Anne đã không thể sinh ra một người kế vị cho triều đại Stuart. Mặc dù bà có hơn 50 người họ hàng gần, nhưng tất cả đều không được chấp thuận vì họ là người theo Thiên Chúa giáo La Mã. Thay vào đó, người họ hàng thân thiết nhất của Nữ hoàng Anne theo Anh giáo đã lên ngôi vào năm 1714.

Nếu như đi lên bậc thang của cung điện Kensington ngày nay, bạn sẽ nhìn thấy các chân dung của những người đầy tớ, hầu gái và cả những em bé. Tất cả những điều này đều do vua George I dựng nên với mục đích xóa đi lời nguyền ám lấy cung điện này và khiến nó trở nên dễ chịu hơn là cung điện St James.
 
Cuộc đời của gia đình vua George I là một thảm họa. Khi tới London, ông đã giam người vợ phụ tình Sophia trong một lâu đài Đức hẻo lánh, có tin đồn rằng ông đã đâm người tình của bà tới chết. Những cách tân rộng rãi mà George I tạo dựng đã mang lại vinh quang cho cung điện Kensington trong một thời gian ngắn sau những thập kỷ bi kịch, nhưng ông đã không còn sống để chứng kiến những năm tháng huy hoàng nhất của cung điện này.
 
Công nương Diana và Thái tử Charles.
 
Chỉ sau khi ông băng hà vào năm 1727, cung điện mới cất lên âm thanh tươi sáng, khi con dâu của ông là Caroline – vợ của vua George II - trở thành người chủ của Kensington. Caroline được biết đến là một công chúa béo nhất và hài hước nhất, thông minh nhất. Bà đã chủ trì các buổi tiếp khách thậm chí còn huy hoàng, rực rỡ. Là một trí thức, Caroline đã sử dụng quyền lực chính trị của mình còn hơn cả thủ tướng Robert Walpole, xây dựng thư viện trong cung và tượng bán thân của các vị vua của Anh. Nhưng lời nguyền của cung điện vẫn đeo đuổi bà bằng cái chết dần mòn vì thoát vị ruột.
 
Sau vài ngày hấp hối, Caroline cuối cùng đã ra đi một cách đau khổ do bị nhiễm độc máu. Các bác sĩ đã bất lực trong tuyệt vọng vì không dám gây tổn hại tới phẩm giá của hoàng gia. Cuối cùng, họ đành chôn chân đứng nhìn phần ruột của bà trôi ra khỏi bụng. Nhưng thay vì đẩy phần ruột đó vào, thì họ lại chọn một quyết định tai họa là cắt đi. Chỉ 8 ngày sau đó, vợ vua George II đã trút hơi thở cuối cùng.

Công nương tiếp theo đó là Charlotte, sinh năm 1796 khi George III trị vì. Charlotte là con gái của hoàng tử Regent, người sau này trở thành vua George IV. Nhưng cha cô lại ghét mẹ cô, tuyên bố rằng chỉ ngủ với bà duy nhất 3 lần trước khi ông đày bà về cung điện Kensington. Tuy nhiên, George lại rất yêu thương con gái mình. Và khi Charlotte cưới hoàng tử Leopold của Saxe-Coburg- Gotha trong một đám cưới long trọng và lộng lẫy vào năm 1816, Charlotte đã mặc một chiếc váy cưới trị giá 10.000 bảng Anh (tương đương 600.000 bảng Anh hiện nay). George cảm thấy rất hài lòng vì có vẻ như việc  kế vị có thể hình dung ra được. Nhưng chỉ một năm sau đó, Charlotte đã mất ở tuổi 21 cùng với đứa con chưa kịp ra đời sau 48 giờ trong phòng phẫu thuật. Đám đông đau khổ đã ra phố tiễn đưa, và vị bác sĩ phẫu thuật đã tự tử. Cái chết của công nương Charlotte đã để lại một câu hỏi báo động về vấn đề kế vị, dấy lên một ‘cuộc chạy đua sinh nở”.
 
Hoàng tử William và công nương Kate Midleton quyết định sống tại Kensington.

Mặc dù ông nội của Charlotte là George III có 15 người con, nhưng không ai trong số đó hợp pháp.  Một mệnh lệnh đã được ban ra, tất cả con trai của ông phải bỏ ngay các cô nhân tình, cùng với vợ gấp gáp chuẩn bị người kế vị. Người con trai thứ tư Edward, Công tước vùng Kent, đã thắng cuộc đua này. Edward cưới một công cúa người Đức. Con gái của Edward là Victoria sinh năm 1819 trở thành người trị vì lâu nhất. Victoria sống tại cung điện Kensington suốt thời thơ ấu, nhưng cũng không thể vượt qua được lời nguyền bất hạnh này.

Victoria trưởng thành nhờ một phương pháp khắc nghiệt, sau này được biết đến với tên gọi “Hệ thống Kensington”, được thiết kế để cô lập hoàn toàn công nương và cô chỉ có thể phụ thuộc vào mẹ và người tình của bà. Không mấy ngạc nhiên khi ngày Victoria trở thành nữ hoàng, cô đã chuyển thẳng tới cung điện Buckingham. Hai năm sau đó, cô kết hôn với hoàng tử Albert – người mà cô đã gặp khi còn sống tại Kensington. Nhưng rồi Albert cũng chết sớm, cuộc hôn nhân vì tình yêu đó là một trong những điềm tốt lành có gắn với cung điện.

Chia sẻ