Chuyện về "người đàn bà thép" được chồng và thuộc hạ kính nể

T.N,
Chia sẻ

Nổi tiếng là một nữ có trái tim thép, với bản lĩnh cũng như tài cầm quân, người đàn bà này đã nổi tiếng như cồn, được chồng và thuộc hạ vô cùng kính nể.

Nếu như ở Pháp, người ta biết đến Hoàng đế Napoleon, ở Anh người ra biết đến đô đốc Nelson thì ở Trung Quốc, cái tên về người phụ nữ từng một thời là nữ hoàng hải tặc Trịnh Nhất Tẩu có xuất thân từ gái làng chơi nhưng tên tuổi lại nổi như cồn.

Cho dù đến nay, người ta vẫn chưa rõ gia thế và lai lịch của nữ hoàng hải tặc Trịnh Nhất Tẩu. Chỉ biết, "người đàn bà thép" này tên thật là Thạch Hương Cô. Hương Cô sinh năm 1775 tại một đảo nhỏ thuộc vịnh Quảng Châu, Trung Quốc. 

Tương truyền rằng, Hương Cô ngay từ khi là cô gái mới lớn đã nổi tiếng là người có dung mạo xinh đẹp, lôi cuốn cho dù vóc dáng chỉ nhỏ bé bình thường. Cô nhanh chóng trở thành một kỹ nữ nổi tiếng nhất vùng Quảng Châu. Vẻ ngoài xinh đẹp, yếu đuối của kỹ nữ Hương Cô thời bấy đã làm mê mẩn biết bao người đàn ông. Trong đó có cướp biển Trịnh Nhất.

Thời điểm ấy (những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX), Trịnh Nhất là một cướp biển rất có máu mặt. Sau thời gian dài bôn ba nhiều nơi, Trịnh Nhất đã quyết định đến sống tại đảo nhỏ ở Quảng Châu. Tại đây, Trịnh Nhất thường xuyên vào chốn lầu xanh để chơi bời nên đã quen và si mê nhan sắc của Hương Cô.

Vì kỹ nữ Hương Cô muốn thoát khỏi cuộc sống lầu xanh nên đã bằng lòng làm vợ và theo Trịnh Nhất sống cuộc đời lênh đênh trên sông nước. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, Hương Cô cũng đem lòng yêu tướng cướp hung bạo này nên bằng lòng làm vợ. Nhiều ý kiến khác thì cho hay, Trịnh Nhất đã bắt cóc Hương Cô vì quá si mê sắc đẹp của kỹ nữ này.

Chuyện về
Chân dung nữ cướp biển Trịnh Nhất Tẩu thời trẻ (Ảnh: internet )

Tới nay, vẫn chưa biết lý do vì sao người kỹ nữ ấy bằng lòng trở thành vợ của cướp biển Trịnh Nhất. Song thực tế, hôn lễ của hai người vẫn được tổ chức vào năm 1801 khi Hương Cô 26 tuổi. Từ khi trở thành vợ của cướp biển nổi danh, cái tên Thạch Hương Cô dần đi vào quên lãng, thay vào đó là cái tên Trịnh Nhất Tẩu (vợ Trịnh Nhất).

Trở thành vợ của cướp biển, Trịnh Nhất Tẩu đã tham gia rất nhiều trận mạc với chồng và thể hiện được bản lĩnh cao cường cũng như tài cầm quân. Trịnh Nhất Tẩu đã giúp chồng kiểm soát được các mâu thuẫn nội bộ khiến hoạt động cướp biển ngày càng hùng mạnh. Do đó, người vợ xinh đẹp của Trịnh Nhất được chồng cùng các thuộc hạ vô cùng kính nể.

6 năm gắn bó và sống cuộc sống hạnh phúc bên chồng, khi sự nghiệp của Trịnh Nhất đang lên thì chồng Trịnh Nhất Tẩu qua đời (1807). Từ đó, Trịnh Nhất Tẩu là nữ cướp biển góa phụ và chính thức trở thành thủ lĩnh đội quân cướp biển với số lượng hùng mạnh bậc nhất Trung Hoa bấy giờ.

Theo nhiều tài liệu ca ngợi người phụ nữ này: “Bề ngoài nhỏ bé, xinh xắn song Trịnh Nhất Tẩu thực sự là người đàn bà thép, đầy tham vọng với tư duy hết sức mạch lạc. Trong nhiều trận chiến, thay vì cầm kiếm, Trịnh Nhất Tẩu chỉ cầm quạt, nhưng khí thế toát ra từ người phụ nữ này thì không thua kém bất cứ một đấng nam nhi nào”.

Sau ngày chồng mất, đội quân cướp biển dưới sự thống lĩnh của Trịnh Nhất Tẩu vẫn ngày một lớn mạnh. Chính vì điều này nên trên các chiến thuyền của Trịnh Nhất Tẩu bắt đầu xuất hiện nhiều những kẻ lưu manh với tham vọng lật đổ nữ chỉ huy bản lĩnh này. Lý do vì một số cướp biển kỳ cựu cho rằng một người đàn bà như Trịnh Nhất Tẩu không xứng tầm để lãnh đạo đội quân cướp biển đã lên gấp nhiều lần lực lượng hải quân của nhiều quốc gia bấy giờ. 

Tuy nhiên, trong hầu hết các biến cố và xung đột xảy ra, Trịnh Nhất Tẩu đều thắng lợi bởi sự tính toán khôn ngoan, thận trọng trong từng bước đi của mình.

Chuyện về
Tranh của các họa sĩ nước ngoài về hoạt động cướp biển của Trịnh Nhất Tẩu (Ảnh: Internet)

Sau 9 năm sống cuộc sống của một nữ cướp biển góa phụ (năm 1810), một ngày Trịnh Nhất Tẩu ra quyết định “gác kiếm” đầu hàng triều đình nhà Thanh. Với cuộc thương thuyết thành công này, bà đã thể hiện được bản lĩnh ngoại giao của mình khi đảm bảo cuộc sống và tính mạng cho phần lớn đội quân cướp biển của mình.

Sau khi đầu hàng triều đình, Trịnh Nhất Tẩu không muốn lênh đênh trên biển nữa và trở về sinh sống tại đất liền. Những ngày tại đất liền, thuyền trưởng hạm đội Trương Bảo - người đã sát cánh cùng với Trịnh Nhất Tẩu trong nhiều năm đã quyết định gắn cuộc đời mình với nữ tướng cướp khét tiếng này.

Năm 35 tuổi (9 năm sau khi chồng mất), Trịnh Nhất Tẩu đã quyết định đi bước nữa với Trương Bảo. Được biết, sau 34 năm chung sống với người chồng thứ hai, vợ chồng này đã mở một sòng bạc kiêm nhà chứa để sinh sống và có với nhau một người con trai. 

Đến năm 1844, Trịnh Nhất Tẩu qua đời, hưởng thọ 69 tuổi. Từ đây, kết thúc cuộc đời của nữ cướp biển khét tiếng đất Trung Hoa một thời.
Chia sẻ