Thực phẩm cho bé khi bị tay chân miệng

Saga,
Chia sẻ

Chân tay miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan mà rất nhiều trẻ em mắc phải. Nếu không điều trị kịp thời khiến bệnh trầm trọng hơn thì hoàn toàn có thể dẫn đến biến chứng vào não, phổi...

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để đẩy lùi bệnh tay chân miệng

Trên một diễn đàn chăm sóc con, một số mẹ đã không ngần ngại chia sẻ về bệnh tay chân miệng mà con mình mắc phải. Mẹ M.B cho biết, con chị 3 tuổi, bị tay chân miệng gần một tháng và đã được chữa khỏi. Chị cũng chia sẻ, khi con bị bệnh, những triệu chứng phổ biến là: Có vết loét ở miệng, sốt cao li bì, uống hạ sốt không thuyên giảm bao nhiêu. Sau vài ngày như vậy thì chị đã đưa con đến viện để khám và chữa trị.

Từ chia sẻ của mẹ M.B, mẹ Th. H. cũng kể về lần bị tay chân miệng của cậu con trai 4 tuổi của mình. Theo lời kể thì các triệu chứng bệnh cậu bé nhiều hơn, không chỉ sốt, loét miệng mà còn cả vết phỏng nước ở tay, chân, đau họng, ho, bỏ ăn...

Đúng như tên gọi, bệnh tay chân miệng chủ yếu gây tổn thương ở tay, chân và miệng với những mụn nước. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da… Ở trẻ nhỏ - đối tượng có sức đề kháng và chịu đựng kém, những triệu chứng này khiến trẻ luôn khó chịu, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí suy nhược cơ thể..

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, vì vậy, ngoài việc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ thì cần cha mẹ cần chăm sóc trẻ theo chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe và giảm triệu chứng bệnh.


Theo một chia sẻ của Tiến sĩ Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam thì: Chăm sóc trẻ nhỏ trong giai đoạn bị bệnh và phục hồi cũng rất quan trọng. Giải pháp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, góp phần làm bệnh tay chân miệng thoái nhanh hơn là bổ sung các loại thức ăn chứa dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để cơ thể ra kháng nguyên, kháng thể đẩy lùi bệnh trong cơ thể trẻ.

Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn cho bú như bình thường, có thể cho trẻ bú làm nhiều lần, mỗi lần một chút. Nếu trẻ đã ăn thức ăn ngoài thì nên cho trẻ uống nhiều nước và thức ăn mềm, dạng lỏng để vừa dễ tiêu vừa dễ chịu, không đau họng khi thức ăn đi qua vết loét lúc nuốt. Những món ăn này có thể chế biến thành súp, hầm, cháo... nhưng vẫn phải đảm bảo các dinh dưỡng và khoáng chất đầy đủ.

Bổ sung vitamin C cho trẻ qua các thực phẩm như rau, lá canh, bắp cải, đu đủ, nước hoa quả... là cần thiết bởi vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, giúp trẻ dễ chịu, bớt đau hơn. Đối với những trẻ bắt đầu bắt đầu có dấu hiệu mụn nước vỡ là bệnh đang thuyên giảm thì cần bổ sung thêm nhiều vitamin A để hỗ trợ tái tạo da, bảo vệ các màng nhầy và chống bội nhiễm. Dùng các loại thực phẩm như cà rốt, dưa chuột, ngô... để xay hoặc ép lấy nước cho con uống hoặc nấu cháo, súp... sẽ phần nào giúp trẻ hấp thụ vitamin A vào cơ thể.

Nếu trẻ ăn kém, hãy chia nhỏ các bữa để trẻ ăn làm nhiều lần, mỗi bữa ăn cách nhau 3-4 giờ. Tuyệt đối không để trẻ bị đói vì có thể dẫn đến hạ đường huyết, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi cho con ăn, nên dùng thìa nhỏ, không có cạnh sắc để tránh chạm vào các vết loét gây đau. Đồ ăn có vị chua, nhiều gia vị cũng cần được loại bỏ khỏi thực đơn của trẻ vì chúng dễ gây cảm giác xót khi tiếp xúc với những tổn thương trong miệng.


Một số lưu ý khác trong chăm sóc và phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Đặc điểm của bệnh tay chân miệng là có những tổn thương trên da, vậy nên, việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ cũng giúp triệu chứng này thuyên giảm. Vệ sinh miệng trẻ thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn, với những tổn thương ngoài da thì nên bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Thay vì kiêng nước, hãy tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày với nước sạch. Nếu thời tiết lạnh thì có thể dùng khăn ấm để lau người cho trẻ. Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảu để hạn chế vi trùng trên tay xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Quần áo, tã lót của trẻ mặc lúc bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn (Cloramin B 2%) hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.


Trẻ bị bệnh cần được cách lý đúng cách để không những an toàn cho các trẻ khác mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm thêm các virus khác khiến bệnh nguy hiểm hơn. Sau khi xác định mắc bệnh tay chân miệng, trẻ phải được nghỉ học 7-10 ngày để ngăn chặn sự lây lan. Đồ chơi, đồ dùng của trẻ cũng cần được để riêng và tẩy trùng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, với trẻ bị tay chân miệng thì không nên cho uống thuốc kháng sinh. Nếu có biểu hiện sốt cao hơn 38,5 độ C thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu thấy các triệu chứng bệnh ngày một xấu đi, không thuyên giảm thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện gấp để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Hapacol với hoạt chất chính là paracetamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều,TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Chia sẻ