Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang

Bleu,
Chia sẻ

Dường như chẳng cái gì của cây thốt nốt là không có công dụng. Chẳng những thế, các món ăn từ thốt nốt như một ly thốt nốt lạnh, chiếc bánh bò thốt nốt cũng đủ khiến người ta nhớ mãi vì ngon.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long mỗi vùng mỗi cái đẹp, cái đặc sắc riêng. Nhưng nếu là người mê du lịch, ẩm thực, khám phá cảnh quan thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua An Giang. An Giang có rừng tràm Trà Sư, có Búng Bình Thiên, hơn hết, khu vực Châu Đốc, giáp với Campuchia còn là xứ sở của những cây thốt nốt. 

Có thể nói không ngoa rằng, trên đất Việt nếu thấy cây thốt nốt, ắt chỉ có thể là An Giang. Những hàng cây thốt nốt rộng tán mọc xen trên cánh đồng lúa rộng mênh mông, trồng dọc những con đường làng thực sự là bức tranh thiên nhiên đẹp đến lay động lòng người.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 1.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 2.

Thốt nốt không chỉ là nét đặc trưng, mà còn là một đặc sản của An Giang. Cây thốt nốt dường như chẳng bỏ đi cái gì, lá dùng để lợp mái nhà, thân có thể dùng trong xây dựng, quả lấy trái, thịt ngọt thanh, giòn dẻo. Riêng phần hoa có thể cho nước để làm nước giải khát hoặc nấu thành đường thốt nốt. Trong đó nước thốt nốt và quả thốt nốt được xem là gần gũi nhất với người dân và du khách khi được bán khá phổ biến ở những quán nước ven đường và các khu chợ ở Châu Đốc.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 3.

Đầu tiên phải nói về trái thốt nốt. Trái thốt nối vỏ nâu tím, to khoảng gấp rưỡi trái cam, vỏ cứng nên phải dùng dao chặt mới lấy được múi bên trong. Đã thế việc lấy múi cũng không đơn giản, vì bao quanh múi còn là lớp màng màu vàng và phải tỉ mẩn bóc bỏ lớp màng này thì phần thịt mới hiện lộ và ăn được. 

Thịt thốt nốt trắng đục, có cái giòn dai đặc trưng khá vui miệng. Có điều nhìn trắng phau ngon lành thế nhưng thịt trái nhạt, nếu ăn không sẽ chẳng có vị gì. Thế nên thường múi thốt nốt sẽ được dùng chung với nước thốt nốt cho thêm ngọt. Hoặc cũng có nơi xắt mỏng ngâm chung với chút xíu đường để có vị hơn. Khi đó múi thốt nốt pha nước giải khát hoặc trộn sữa thưởng thức đều ngon mê ly.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 4.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 5.

Múi thốt nốt được bao bởi lớp màng màu vàng nhạt.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 6.

Múi thốt nốt hoàn thiện trắng ngà, trong, dẻo dai.

Về xứ thốt nốt, đã đời nhất là đi đường nắng mệt ghé một quán ven đường, kêu ly thốt nốt lạnh rồi ung dung thả mình xuống võng, vừa đu đưa cho đỡ mệt, vừa thưởng thức cái ngọt thanh của nước thốt nốt. Ôi chao, cái thứ nước ngọt ngào, thơm thảo ấy đi đến đâu biết đến đây, đi đến đâu, tỉnh đến đấy. Nên sẽ chẳng quá lời nếu uống ly nước ấy rồi nhớ nhung mãi không thôi.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 7.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 8.

Thốt nốt ngon nhất khi uống lạnh, và cũng vì lý do bảo quản, thường các quán nước bao giờ cũng có thùng lạnh riêng để chứa nước thốt nốt cũng như múi thốt nốt đã qua sơ chế. Một ly thốt nốt ngoài thứ nước ngọt thanh tự nhiên lấy từ hoa thốt nốt còn được cho khá hào phóng thốt nốt. Áng chừng mỗi ly sẽ có khoảng 2 múi thốt nốt nên ngoài đã khát, người ta còn thực sự đã miệng với món thạch thiên nhiên này.

thotnot8
thotnot8
thotnot7
thotnot7

Ngoài ra, một món ăn đường phố từ thốt nốt khác cũng vô cùng có tiếng ở An Giang là bánh bò thốt nốt. Những chiếc bánh vàng óng tuy dân dã nhưng lại dễ chinh phục người ta bởi vị ngọt thanh và beo béo khó quên. Nếu thích bạn còn có thể chan thêm nước cốt dừa để tăng thêm hương vị cho món ngon này.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 10.

Thứ đặc sản thốt nốt cuối cùng phải nhắc ở đây chính là đường thốt nốt. Nếu ghé các khu chợ, có khi bạn đến hoa mắt bởi đủ loại đường, từ đóng trong hũ nhựa cho đến đường viên, gói lá chuối tiện cho du khách mua mang về cho người ở nhà không được nếm các món từ thốt nốt tươi. Một kí đường thốt nốt giá chỉ 25 đến 30 ngàn, rất tiện để mua về làm quà khi tới vùng Bảy Núi. Trên thực tế, đây cũng là món quà được du khách rất ưa chuộng bởi cái ngọt thanh rất đặc trưng.

Thốt nốt, đặc sản thử một lần vương vấn một đời của An Giang - Ảnh 11.

Chia sẻ