Thông tin sai lệch về vắc-xin được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội cần được dập tắt

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Việc anti vắc-xin gây ra một trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2019 mà bất cứ ai cũng không được chủ quan bỏ qua.

Gần đây, trên toàn cầu đang gia tăng sự bùng phát của những căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Điều này được thể hiện rõ bằng những ca bệnh sởi gần đây ở nhiều nơi trên thế giới, khiến Tổ chức Y tế Thế giới nhận định nguyên nhân từ sự do dự của mọi người trong việc sử dụng vắc-xin tiêm phòng. Việc anti vắc-xin gây ra một trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2019 mà bất cứ ai cũng không được chủ quan bỏ qua.

Anti vắc-xin: Anti vắc-xin làm dịch bệnh bùng phát đe dọa sức khỏe - Ảnh 1.

Việc anti vắc-xin gây ra một trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2019 mà bất cứ ai cũng không được chủ quan bỏ qua.

Mặc dù có rất nhiều lý do phức tạp khiến mọi người không chọn tiêm phòng, những thay đổi trong cách truy cập thông tin có thể cung cấp một lời giải thích cho sự gia tăng anti vắc-xin. Tại dự án Nghiên cứu về Truyền thông Khoa học tại Đại học Stellenbosch, chuyên nghiên cứu về truyền thông vắc-xin, giới chuyên gia nhận định: "Trong thế giới, khi mọi người ngày càng phải đối mặt nhiều với các thông tin khoa học trực tuyến, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội, việc anti vắc-xin ngày càng lan rộng cũng là điều dễ hiểu".

Các chiến lược truyền thông hiệu quả sẽ rất quan trọng nếu các nhà khoa học muốn chống lại xu hướng đáng lo ngại về sự gia tăng của tình trạng anti vắc-xin.

Phương tiện truyền thông thay đổi cách mọi người nhìn nhận về khoa học

Trong nghiên cứu mới hoàn thành gần đây, tác giả Francois đã làm sáng tỏ về cách thức phong trào anti vắc-xin sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để khuếch đại sự nghi ngờ và do dự về vắc-xin. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều người anti vắc-xin đã chọn và chia sẻ thông tin khoa học từ các bài báo trên tạp chí truy cập mở trên phương tiện truyền thông xã hội để tăng thêm số lượng người anti vắc-xin một cách không tưởng.

Anti vắc-xin: Anti vắc-xin làm dịch bệnh bùng phát đe dọa sức khỏe  - Ảnh 2.

Trong nghiên cứu mới hoàn thành gần đây, tác giả Francois đã làm sáng tỏ về cách thức phong trào anti vắc-xin sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để khuếch đại sự nghi ngờ và do dự về vắc-xin.

Bất cứ ai, kể cả các nhà hoạt động với chương trình nghị sự cụ thể, đều có thể sản xuất và chia sẻ thông tin trực tuyến. Điều này được nâng cao trên phương tiện truyền thông xã hội, nơi mọi người được kết nối trên quy mô toàn cầu. Hầu hết các phương tiện truyền thông trực tuyến không được hưởng lợi từ sự kiểm soát chất lượng của các nhà báo và biên tập viên định hình nội dung. Do đó, nội dung được tạo ra bởi các chuyên gia với ý kiến và sự kiện mờ nhạt, điều này khó đánh giá là thông tin có đáng tin hay không.

Để làm phức tạp vấn đề, nhóm người anti vắc-xin có thể tạo ra các cộng đồng ảo của những người có cùng chí hướng, những người tìm kiếm các nguồn thông tin mà họ cảm thấy thoải mái. Mọi người nhận được nhiều thông tin hơn mà họ đã đồng ý trước đó và rất ít các quan điểm thay thế trên các trang mạng trực tuyến. Điều này dẫn đến các thông điệp anti vắc-xin được chia sẻ và nhân rộng trong các nhóm bị cô lập, tạo phân cực quan điểm tranh cãi hơn nữa.

Vậy làm thế nào để thông tin sai lệch về vắc-xin được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội được dập tắt? Các nhà khoa học có thể nghĩ rằng việc chia sẻ bằng chứng thực tế về sự an toàn của vắc-xin có thể thay đổi quan điểm của mọi người. Đáng buồn thay, điều này không đem lại ích lợi gì trong hiện tại.

Anti vắc-xin: Anti vắc-xin làm dịch bệnh bùng phát đe dọa sức khỏe - Ảnh 3.

Vậy làm thế nào để thông tin sai lệch về vắc-xin được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội được dập tắt?

Sự kiện quáng bá hiệu quả của vắc-xin thôi là chưa đủ!

Giao tiếp một chiều theo kiểu từ trên xuống dưới hiện nay không còn hoạt động hiệu quả. Điều này đặc biệt đúng khi truyền đạt về một chủ đề gây tranh cãi bắt nguồn từ khoa học. Thiếu thông tin không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ mọi người xử lý thông tin đó ra sao. Đôi khi, chúng ta chỉ đơn giản là từ chối biết những gì các nhà khoa học đang cố nói với mình. Đây là điều có thể khiến các đối thủ vắc-xin từ chối nhiều năm nghiên cứu chứng minh rằng vắc-xin không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, ngay cả ở trẻ em dễ bị tổn thương.

Sự thật thậm chí có thể phản tác dụng. Nghiên cứu cho thấy nhiều cha mẹ do dự việc tiêm phòng vắc-xin vì sự an toàn của vắc-xin có thể làm con họ kháng với việc tiêm phòng nhiều hơn. Các nghiên cứu này xác nhận rằng nó rất khó để đánh bật thông tin không chính xác khỏi bộ nhớ của nhiều người. Và nó còn khó hơn nếu bạn có niềm tin mãnh liệt về vấn đề đang gây tranh cãi.

Anti vắc-xin: Anti vắc-xin làm dịch bệnh bùng phát đe dọa sức khỏe  - Ảnh 4.

Nghiên cứu cho thấy nhiều cha mẹ do dự việc tiêm phòng vắc-xin vì sự an toàn của vắc-xin có thể làm con họ kháng với việc tiêm phòng nhiều hơn.

Quan điểm của người dân về các vấn đề gây tranh cãi trong khoa học bị phân cực bởi khuynh hướng nhận thức của những người có động cơ thúc đẩy lý luận, kết quả từ niềm tin và giá trị cá nhân của họ. Nếu họ có xu hướng thích thông tin khoa học mới, họ sẽ xem nó tích cực hơn. Nhưng nếu thông tin mới xua tan quan điểm từ trước, họ quyết đấu tranh giành chiến thắng.

Cái gọi là hiệu ứng tiêu cực đó cũng phát huy tác dụng. Mọi người có nhiều khả năng chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về tác hại và bi kịch, hơn là nội dung trung lập hoặc tích cực. Điều này giải thích tại sao các thông điệp về sự nguy hiểm được cho là của vắc-xin, thường đi kèm với hình ảnh cảm xúc của trẻ em bị bệnh, được khuếch đại mạnh mẽ hơn qua phương tiện truyền thông xã hội so với các tin nhắn ủng hộ tiêm phòng vắc-xin.

Làm thế nào với công cuộc anti vắc-xin?

Để giải quyết những vấn đề này, hai dự án nghiên cứu mới đang được tiến hành tại Nghiên cứu khoa học truyền thông Nam Phi thuộc Đại học Stellenbosch. Đầu tiên tập trung vào hai trang công khai trên Facebook dành riêng cho khán giả Nam Phi. Một là anti vắc-xin, hai là ủng hộ vắc-xin.

Anti vắc-xin đang lan truyền rất nhanh trên truyền thông trực tuyến, phải làm sao? - Ảnh 5.

Tiêm vắc-xin vẫn là việc cần làm nếu bạn muốn chống chọi với những đại dịch.

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm hiểu bản chất và nguồn gốc của các tuyên bố và hình ảnh chống tiêm chủng và ủng hộ tiêm chủng, cũng như khám phá các bằng chứng được cung cấp để hỗ trợ cho các tuyên bố này. Nghiên cứu hi vọng sự hiểu biết tốt hơn về các yêu sách được đưa ra bởi các nhóm đối lập này thông qua phương tiện truyền thông xã hội có thể cung cấp một điểm khởi đầu cho cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các nhóm.

Một nghiên cứu thứ hai sẽ kiểm tra làm thế nào thông tin khoa học về vắc-xin và các vấn đề gây tranh cãi khác được đưa vào mạng xã hội trực tuyến bằng các phong trào xã hội có ý thức hệ. Hiểu rõ hơn về cách thông tin khoa học chảy từ hệ thống truyền thông khoa học chính thức sang các mạng truyền thông trực tuyến sẽ cung cấp những hiểu biết quan trọng để bảo vệ thông tin khoa học khỏi việc lạm dụng chiến lược.

(Nguồn: Conversation)

Chia sẻ